[Quan điểm Citigroup] : Short USD và Short GBP trong bối cảnh rủi ro thị trường dần cải thiện

[Quan điểm Citigroup] : Short USD và Short GBP trong bối cảnh rủi ro thị trường dần cải thiện

18:15 01/06/2020

Đồng USD tiếp tục chịu áp lực trong ngắn hạn trong bối cảnh tâm lý rủi ro thị trường trở nên tích cực. Chúng tôi vẫn bullish đối với cặp EUR/USD nhưng Bearish đối với GBP.

Trong tuần này, chúng tôi đặc biệt chú ý:

  • Vào thứ Ba tuần trước, chúng tôi cho rằng tâm lý rủi ro sẽ tiếp tục gia tăng trong ngắn hạn, do những sự cải thiện tới từ số liệu công bố, tâm lý lạc quan nhờ những lệnh nới lỏng phong tỏa, và giảm bớt quan ngại về khả năng leo thang quanh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Có thể giá dầu vẫn còn triển vọng tăng nhưng chúng tôi đánh giá mức tăng khiêm tốn, khi trạng thái rủi ro vẫn chưa rõ ràng và thị trường chờ đợi về động thái "kiểm soát" đường cong lợi suất bởi các ngân hàng trung ương trên thế giới.
  • Tuy nhiên triển vọng trong trung hạn vẫn còn nhiều thách thức: (1) các ca nhiễm COVID trên toàn cầu đang tiếp tục gia tăng và triển vọng về vắc xin/điều trị/làn sóng lây nhiễm thứ hai đều đang khó đoán, (2) căng thẳng Mỹ-Trung sẽ trở nên tồi tệ hơn khi Mỹ bước vào cao điểm bầu cử. Sự kiện này cũng mang lại khả năng tăng thuế (cả cá nhân và doanh nghiệp tại Mỹ), và (3) những dấu hiệu của bất ổn xã hội tại Mỹ hiện nay.
  • Chúng tôi nghĩ rằng trong ngắn hạn, thị trường toàn cầu sẽ cẩn trọng với sự leo thang trong căng thẳng Mỹ-Trung, bao gồm cả tuyên bố của tổng thống Trump trong việc xem xét thay đổi trạng thái đặc biệt của Hong Kong và áp các lệnh trừng phạt lên một số công ty và đơn vị tài chính từ Trung Quốc. Chúng tôi dự báo suy giảm trong ngắn hạn của tỷ giá USD/CNH, bất chấp một số kết quả đáng thất vọng sau kỳ Đại hội Đảng Trung Quốc vừa qua.
  • Khẩu vị rủi ro cải thiện sẽ tạo áp lực lên đồng USD trong ngắn hạn, mặc đợt bán ra gần đây được hỗ trợ phần lớn do nhu cầu dòng tiền vào cuối tháng. Chúng tôi nhận thấy triển vọng thị trường rủi ro trở nên tích cực qua chỉ số PMI sản xuất của Mỹ vào thứ Hai, PMI phi sản xuất của Mỹ vào thứ Tư, đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào thứ Năm và bảng lương phi nông nghiệp vào thứ Sáu – tuần trước chúng tôi có ghi nhận khả năng số đơn xin trợ cấp sẽ tiếp tục giảm, và đúng là như vậy. Chúng tôi không kỳ vọng Fed sẽ công bố chính sách kiểm soát đường cong lợi suất vào lúc này,
  • Chúng tôi duy trì chiến lược bullish đối với cặp EUR/USD, bất chấp việc chúng tôi duy trì đánh giá rằng quỹ phục hồi của EU không phải bước ngoặt thay đổi cuộc chơi. Chúng tôi kỳ vọng ECB vào thứ Năm tuần này sẽ thông báo nâng quy mô chương trình Mua lại tài sản khẩn cấp trong đại dịch (PEPP) lên thêm khoảng 500 tỷ euro và kéo dài chương trình này cho đến ít nhất là tháng 3 năm 2021; nhưng kết quả cuộc họp vẫn tương đối bấp bênh, vì vậy quan điểm của chúng tôi là trung lập đối với các cuộc họp của EU.
  • Chúng tôi vẫn giữ nguyên quan điểm bearish với GBP và về cơ bản đây là tuần cuối cùng của cuộc đàm phán giữa Anh và EU. Những cuộc thảo luận luôn có thể kéo dài mà không mang lại kết quả cho tới thời hạn cuối là tháng 6/2020, thời điểm để Vương quốc Anh yêu cầu gia hạn thêm thời gian chuyển tiếp (kéo qua sau năm 2020), nhưng chúng tôi nhận thấy yêu cầu đó là không thể.
  • Khẩu vị rủi ro cải thiện và lực tăng khiêm tốn của lợi suất trái phiếu toàn cầu, cùng với vị thế Long JPY đáng kể, sẽ tạo ra áp lực ngắn hạn tới đồng JPY.
  • AUD/USD tiếp tục đồng pha với biến động của TTCK, và đà tăng này có thể sẽ tiếp tục trong tuần này, đặc biệt là khi tâm lý lạc quan hơn đối với cuộc họp của RBA vào thứ Ba tuần này. Chúng tôi duy trì quan điểm bullish với cặp AUD/NZD nhưng cặp chéo này có thể sẽ di chuyển sideway trong ngắn hạn do sự hồi phục nhanh chóng của New Zealand và bối cảnh rủi ro tích cực.
  • Tỷ giá EUR/CHF tiếp tục biến động đúng với kỳ vọng của chúng tôi. Tỷ lệ Risk-Reward đang trở nên hấp dẫn hơn với phe short, nhưng chúng tôi vẫn muốn chờ một điểm short tốt hơn (chúng tôi đợi một điểm short gần vùng 1.08), một vị thế thuận lợi hơn (CHF đang ở vị thế Long lớn nhất theo chỉ báo của chúng tôi), hoặc một tác động rõ rệt hơn (dù từ SNB hay những rủi ro từ châu Âu). Đồng CAD có một chút triển vọng tăng, nhưng chúng tôi không mong đợi nhiều vào BoC thứ Tư tuần này, đây là cuộc họp đầu tiên dưới thời của Thống đốc Macklem.
  • Những biến động trên thị trường ngoại hối tiếp tục giảm và thậm chí thấp hơn biến động trên thị trường chứng khoán. Chúng tôi nhận định thị trường đang tự tin thái quá nhưng với tâm lý rủi ro tích cực hiện tại, chúng tôi nghĩ rằng không có sự thay đổi nào trong khác biệt về biến động nêu trên.  
  • Ở các thị trường mới nổi, chỉ số PMIs tháng 5 được công bố vào tuần này bắt đầu cho thấy sự phân kỳ trong hồi phục đến từ các quốc gia và khu vực. Có khả năng chúng ta sẽ đảo vị thế Long các đồng châu Á/Short các đồng tại các quốc gia Mỹ Latin, do gia tăng quan ngại xoay quanh căng thẳng Mỹ -Trung và giảm bớt lo lắng về rủi ro COVID tại các nước Mỹ Latin.

Quan điểm tuần này: Short USD/CNH, Long AUD/USD, Short GBP/NOK, Long CAD/JPY.

Quan điểm tuần trước (và kết quả):

  • “Short EUR/USD”: giá tăng 1.88% với với điểm vào
  • “Long USD/CAD”: giá giảm 1.64% so với điểm vào.
  • Định hướng Long USD của chúng tôi không khả thi như kỳ vọng do tâm lý rủi ro phục hồi tuần trước khiến USD giảm.

Những giao dịch hiện tại (kèm theo ngày bắt đầu):

  • Mua 3 triệu EUR/USD (21/05)
  • Short GBP/USD (15/05)
  • Sell USD/JPY (26/03)

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ