Phân tích chuyên sâu Bitcoin on-chain tuần 40: Phần lớn thị trường đã quay lại trạng thái có lời, các nhà đầu tư dài hạn vẫn tiếp tục HOLD

Phân tích chuyên sâu Bitcoin on-chain tuần 40: Phần lớn thị trường đã quay lại trạng thái có lời, các nhà đầu tư dài hạn vẫn tiếp tục HOLD

21:13 05/10/2021

Bitcoin đã tăng mạnh trong tuần trước, vượt ra khỏi biên độ tích lũy gần đây với hỗ trợ cứng tại $40,931 và đạt mức cao nhất $49,044 vào cuối tuần. Sau một tháng 9 khá tàn bạo, đà tăng lần này đã mang lại sự lạc quan mới cho quý cuối cùng của năm 2021. Tương tự như những gì chúng ta quan sát được trong đà tăng cuối tháng 7, đã có một lượng BTC được đổi từ chủ này sang chủ khác trong phạm vi tích lũy quanh vùng $40k.

Chúng ta có thể thấy điều này thông qua việc kiểm tra khối lượng coin quay trở lại động thái nắm giữ, cũng như những khoản lợi nhuận chưa chốt. Trong báo cáo này, ta sẽ phân tích yếu tố tỷ suất lợi nhuận này, và cùng so sánh chúng với các chu kỳ trước đó. Ngoài ra, chúng ta sẽ tiếp tục theo dõi sự phục hồi của hoạt động đào coin sau khi các mỏ đào trải qua cuộc đại di cư vào tháng 5.

Các vị thế trên thị trường quay trở lại có lãi

Trong phân tích on-chain, khi một đơn vị BTC được đem ra giao dịch, có nghĩa là nó đang được đổi từ chủ này sang chủ khác. Khi giá BTC đi ngang trong một phạm vi trong một thời gian dài và một lượng lớn coin được đem ra giao dịch on-chain, đây có thể được coi là vùng tích lũy. Như vậy, chúng ta có thể xem vùng giá này là giá gốc mua vào của rất nhiều nhà giao dịch.

Khi giá tăng và phá qua biên độ giao dịch này trong tuần trước, khoảng 10.3% tổng nguồn cung lưu hành của BTC quay trở lại trạng thái có lợi nhuận. Do đó, chúng ta có thể suy luận rằng vùng đáy gần đây, từ $40k đến $41k, đại diện cho một khu vực hấp dẫn nhiều nhà đầu tư nhảy vào thị trường, gia tăng nắm giữ và tạo ra một vùng giá sàn. Tổng cộng 86.6% tất cả BTC lưu hành trên thị trường đang mang lại lợi nhuận cho người mua, và lợi nhuận đó vẫn chưa đóng.

failure

Số phần trăm nguồn cung đang mang về lợi nhuận tăng vọt trong tuần trước

Nếu chúng ta nhìn sâu hơn nữa và mổ xẻ lợi nhuận của nhóm LTH (Long-term holder, nhóm nắm giữ dài hạn) và STH (Short-term holder, nhóm nắm giữ ngắn hạn), thì nhóm STH có lời nhiều nhất từ sóng tăng này. Khoảng 15.6% nguồn cung BTC hiện được nắm giữ bởi các nhà đầu tư đã mua trong vòng 155 ngày trở lại đây (được cho vào nhóm STH) và đang có lời chưa chốt.

Những vị thế có lời của LTH chiếm 73.4% nguồn cung, chỉ có 11% số BTC còn lại đang ở trạng thái lỗ. Khi một phần lớn hơn của thị trường quay trở lại lợi nhuận, nó tạo ra động lực cho một số nhà đầu tư chốt lời, nhưng cũng có thể giúp họ phục hồi niềm tin và tiếp tục nắm giữ vị thế.

failure

Phần lớn thị trường đã quay về trạng thái có lãi

Lợi nhuận ròng chưa chốt cũng đã vượt qua giá trị 0.5 của chỉ số NUPL, một cột mốc rất thú vị,. Điều này có nghĩa là toàn bộ lợi nhuận chưa chốt trong tổng cung BTC hiện nay tương đương với khoảng 50% vốn hóa thị trường (450 tỷ đô la tiền lãi chưa chốt).

Nếu thị trường tiếp tục xu hướng tăng, thì hiện tượng “gồng lãi” này sẽ giống với cả thị trường 2013 và 2017. Trong cả hai chu kỳ trước, mốc 0.5 của chỉ số NUPL đóng vai trò là mức hỗ trợ trong các đợt điều chỉnh lớn, lúc đó NUPL (thể hiện tâm lý nắm giữ và mức độ sinh lời của thị trường) đã test lại 0.5 và sau đó vươn lên các mốc cao hơn.

Ngược lại, việc giảm xuống dưới 0.5 một lần nữa có thể khiến nhiều người nắm giữ BTC chốt lời sớm vì lo sợ bị sụt giảm lợi nhuận.

failure

Chỉ số NUPL đạt mức 0.5

Hành vi của các nhà giao dịch ghi nhận qua on-chain

Khi thị trường phục hồi lên các mốc cao hơn, việc quan sát các nhóm khác nhau đang giao dịch như thế nào đem lại rất nhiều giá trị, chúng giúp xác định được bối cảnh cho cả dòng vốn đỏ vào, dòngv ốn rút ra và tâm lý thị trường xung quanh nó.

Tuần trước, chúng ta đã chứng kiến sự sụt giảm rõ rệt hoạt động đóng cắt lỗ. Số giao dịch cắt lỗ (được đo trên các giao dịch mà người bán bán ra thấp hơn giá anh ta mua vào trước đó) đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều tuần là khoảng 175 triệu đô la mỗi ngày. Mặt khác, số giao dịch chốt lời đã tăng mạnh lên 996 triệu đô la/ngày. Những động thái này thể hiện rằng:

  • Nhiều trạng thái đã quay lại có lời (như đã đề cập phía trên)

  • Các giao dịch chốt lời được thực hiện bởi những người mua tại các vùng đáy gần đây

  • Những người chót mua đỉnh từ tháng 3 tới tháng 5 đứng trước cơ hội gỡ hòa hoặc có lãi nhẹ

Trong bối cảnh thị trường tiếp tục giữ đà tăng trong hầu hết các tuần, nó cũng cho thấy rằng khoảng 1.75 tỷ đô la vốn đang chảy vào thị trường hàng ngày do nhu cầu của bên mua.

failure

Lượng tiền bị đóng cắt lỗ giảm xuống mức rất thấp

Hoạt động giao dịch của các đồng BTC được nắm giữ trong khoảng thời gian dài tiếp tục giảm một cách có cấu trúc trong tuần này, đánh dấu mức độ dominance đạt mức thấp nhất trong nhiều năm, khoảng 2%. Trong giai đoạn trước chu kỳ tăng giá 2019-20, khối lượng giao dịch của các đồng BTC cũ (được nắm giữ lâu dài) chiếm khoảng 4% tổng khối lượng BTC di chuyển trên chuỗi khối. Con số này tăng đột biến vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021 khi các nhà đầu tư dài hạn chốt lời trong một thị trường tăng giá.

Việc khối lượng giao dịch của các đồng BTC cũ đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm thể hiện hai điều:

  • Những nhà đầu tư dài hạn có niềm tin mạnh mẽ vào xu hướng tăng và chưa muốn đem BTC ra giao dịch ở mức giá hiện tại.

  • Dominance của các đồng BTC mới đang ở mức cao nhất trong nhiều năm, cho thấy thanh khoản đang được những nhà đầu tư mới hấp thụ.

failure

Khối lượng giao dịch  của Các đồng BTC được nắm giữ lâu tiếp tục giảm

Nếu phân tách theo quy mô giao dịch, chúng ta cũng có thể thấy rằng những giao dịch quy mô lớn (trên 10 triệu đô la) tiếp tục chiếm ưu thế. Tổng khối lượng giao dịch đã trở lại mức cao nhất từ 13.6 tỷ đô la đến 16.8 tỷ đô la mỗi ngày. Sự thống trị ngày càng tăng của các giao dịch quy mô lớn cho thấy Bitcoin ngày càng được nhìn nhận như một tài sản chính thống, với sự quan tâm ngày càng tăng từ các cá nhân, các trading desk và định chế lớn.

failure

Các giao dịch quy mô trên 10 triệu USD chiếm tỷ trọng ngày càng lớn

Về hành vi giao dịch của phe nắm giữ dài hạn (LTH), lợi nhuận tổng thể của các đồng BTC bán ra đã giảm xuống mức tương đối thấp. Chỉ số LTH-SOPR đã trở lại mức 2.0, hay nói cách khác một đồng BTC được nhóm này đem ra chốt lời gần đây mang lại lợi nhuận 200% (nếu coi mức chốt lời gần đây quanh $48k, thì mức giá nhóm LTH mua vào sẽ quanh $24k).

Đóng vai trò một thước đo chu kỳ dài hạn, chỉ số LTH-SOPR thường giao dịch trong phạm vi này (dưới 2) trong các giai đoạn cuối của thị trường giá xuống và giai đoạn đầu của thị trường giá tăng. Đây là kết quả của việc giá đi ngang kéo dài làm bội số lợi nhuận co lại, ngay cả đối với các nhà đầu tư dài hạn.

failure

Đối với nhóm nắm giữ ngắn hạn (STH), chúng ta cũng có những tín hiệu tương đối tích cực: chỉ số STH-SOPR đang phục hồi trở lại khả năng sinh lời. Trong cấu trúc thị trường tăng giá, STH-SOPR trở lại giá trị 1.0 thường cho thấy:

  • STH đã ngừng chốt lời, nếu không chỉ số này sẽ có xu hướng cao hơn. Điều này cho thấy niềm tin vào đà tăng vẫn giữ vững.

  • Một số người nắm giữ ngắn hạn hoảng loạn và bán cắt lỗ, điều này thường đẩy chỉ số STH-SOPR xuống dưới 1 một chút trong khoảng thời gian diễn ra song giảm điều chỉnh.

Do đó, giá trị SOPR tại 1.0 thường là một mốc hỗ trợ cho thị trường, trong trường hợp này nó đã phát huy tác dụng. Lợi nhuận trở lại cùng với hành động giá tích cực cho thấy rằng có đủ nhu cầu để hấp thụ các đồng BTC bị bán ra.

failure

Nhóm STH quay trở lại trạng thái có lời sau khi cắt lỗ một phần

Hoạt động khai thác tiếp tục phục hồi

Ngành công nghiệp khai thác Bitcoin đã trải qua sự gián đoạn đáng kể nhất trong lịch sử, với hơn 50% hash-power của toàn hệ thống bị offline trong suốt tháng Năm. Bất chấp tác động lớn này lên các mỏ đào, mạng lưới hash-power của Bitcoin đã và đang trên một đà phục hồi nhất quán kể từ đó.

Sau khi chạm đáy vào cuối tháng 7, độ khó khai thác đã tăng 39%, với mức điều chỉnh tăng thêm khoảng 3.9% dự kiến trong tuần này. Độ khó khai thác hiện đã quay trở lại mức cuối năm 2020, yêu cầu khoảng 80 nghìn tỷ tỷ hash để giải quyết một khối (đó là số 8 theo sau là 22 số không).

failure

Độ khó khai thác BTC tăng 39% lên mức cuối năm 2020

Difficulty ribbon – Thước đo độ khó dưới dạng dải, cũng sắp lật lên (đường trung bình động 200 ngày vượt qua đường trung bình động 9 ngày trong dải) và báo hiệu sự phục hồi hoàn toàn. Trước đó,  Difficulty ribbon  cũng lật lên sau khi BTC bước vào thị trường gấu cuối năm 2018, giá giảm 50% xuống còn 3 nghìn đô la.

Sự phục hồi khai thác 2018-19 mất tổng cộng 164 ngày để đảo ngược hoàn toàn tín hiệu giảm của Difficulty ribbon. Thị trường hiện tại đã phục hồi trong 120 ngày và có khả năng sẽ hoàn thành đợt đảo chiều sau đợt điều chỉnh độ khó tiếp theo.

failure

Biểu đồ Ribbon Difficulty

Cuối cùng, chúng ta có thể xem xét tổng doanh thu của thợ đào để đánh giá thu nhập tổng thể của tất cả các trang trại BTC. Mặc dù giảm 50% block-subsidy từ 12.5 BTC/khối xuống 6.25 BTC/khối vào tháng 5 năm 2020, tổng doanh thu của thợ đào tính trên USD vẫn tăng đáng kể.

Hãy nhớ rằng, các thợ đào có chi phí CAPEX (phần cứng, cơ sở vật chất, hậu cần) và OPEX (điện, nhân sự, bảo trì, v.v.) được tính bằng tiền pháp định. Nếu so sánh tổng thu nhập từ hoat động khai thác thời điểm hiện tại là 40 triệu đô la mỗi ngày với doanh thu được ghi nhận xung quanh sự kiện halving năm 2020, chúng ta có thể thấy rằng doanh thu của thợ đào tăng lên:

  • +275% kể từ giai đoạn pre-halving từ 14 triệu USD đến 18 triệu USD/ngày.

  • +630% so với giai đoạn sau pre-halving là 6 USD đến 8 triệu USD /ngày.

Bất chấp những thay đổi mạnh mẽ trên thị trường khai thác BTC, nhiều đợt điều chỉnh giá sâu và sự kiện halving vào tháng 5 năm 2020, giá trị phần thưởng của khối Bitcoin vẫn tiếp tục tăng, tạo ra động lực cho thị trường thích ứng, đổi mới và phục hồi.

failure

Tổng thu nhập của thợ đào từ phần thưởng trên khối tiếp tục tăng

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhận định của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử trong tuần vừa qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhận định của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử trong tuần vừa qua

Tuần trước, Bitcoin cùng với các tài sản rủi ro khác đều ghi hận mức giảm trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang. Tuy nhiên, nó đã lấy lại được vị thế vào đầu ngày thứ hai sau khi Hồng Kông phê duyệt các quỹ ETF BTC và ETH giao ngay. Trong một tin tức khác, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ đã đưa ra thông báo điều tra đối với Uniswap Labs và MarginFi đã phải hứng chịu dòng tiền hơn 200 triệu USD chảy ra khỏi giao thức khi người sáng lập của nó rời đi. Tuần này chúng tôi sẽ nói về cuộc chiến phí giao dịch ở Hàn Quốc, phản ứng của thị trường trước thông báo điều tra đối với Uniswap Labs, sự thống trị ngày càng gia tăng của Coinbase và mối tương quan giữa BTC và USD.
Nhận định triển vọng lãi suất của ECB
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhận định triển vọng lãi suất của ECB

CPI tháng 3 của Hoa Kỳ đã ghi nhận ở mức cao hơn dự kiến và đẩy lùi những kỳ vọng về các đợt cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong năm 2024. Trong bối cảnh đó, chủ tịch của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde khẳng định rằng ECB sẽ đưa ra những quyết định lãi suất không phụ thuộc vào Fed và đưa ra những tín hiệu cắt giảm lãi suất. Bài viết sẽ giải thích những lý do khiến thị trường tin rằng ECB sẽ ha lãi suất trước Fed.
Nhật Bản tham dự CLB tăng lãi suất muộn màng khi mà bữa tiệc cắt giảm lãi suất sắp bắt đầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhật Bản tham dự CLB tăng lãi suất muộn màng khi mà bữa tiệc cắt giảm lãi suất sắp bắt đầu

Vào ngày 18/3, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã chấm dứt tình trạng lãi suất âm kéo dài suốt 8 năm bằng cách tăng lãi suất đi vay lần đầu tiên sau 17 năm. Tuy nhiên, trái với nhiều người kỳ vọng, đồng yên tiếp tục suy yếu trong khi chỉ số Nikkei 225 tăng điểm. Bài viết dưới đây sẽ giải thích lý do cho điều này.
Góc nhìn chuyên sâu của Bloomberg về lạm phát của Hoa Kỳ
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Góc nhìn chuyên sâu của Bloomberg về lạm phát của Hoa Kỳ

Dữ liệu lạm phát tháng 3 của Hoa Kỳ đã được công bố vào ngày 10/4 vừa qua và một lần nữa lại nóng hơn dự kiến. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp góc nhìn của John Authers, chuyên gia của Bloomberg về tình hình lạm phát của Hoa Kỳ cũng như các kỳ vọng cắt giảm lãi suất
Lạm phát đang trở thành cơn ác mộng chính trị đối với Fed
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Lạm phát đang trở thành cơn ác mộng chính trị đối với Fed

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngày càng phải đối mặt thêm với những vấn đề liên quan đến lạm phát. Dữ liệu lạm phát lại tiếp tục gia tăng và thị trường thị trường đang dự đoán rằng ngân hàng trung ương sẽ không cắt giảm lãi suất ít nhất là cho đến giữa tháng 9. Đây cũng là thời điểm mà các nhà hoạch định chính sách gặp nhau lần cuối trước cuộc tổng tuyển cử giữa Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump diễn ra vào ngày 5/11. Vì vậy, liệu các nhà hoạch định chính sách sẽ chọn điều tốt nhất cho danh tiếng của họ hay cho nền kinh tế?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ