Những tay chơi vàng trong làng trade Gold, họ là ai?

Những tay chơi vàng trong làng trade Gold, họ là ai?

Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

15:57 11/08/2020

Vàng và các tay chơi chính trên thị trường vàng.

Nếu là một độc giả thường xuyên của chuyên mục “Phân tích vị thế thị trường” trên dubaotiente.com, chắc hẳn bạn đã khá quen thuộc với khái niệm báo cáo COT (The Commitments of Traders Report). Báo cáo COT được công bố bởi Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Mỹ (CFTC) vào thứ Sáu hàng tuần để cung cấp cho những người tham gia thị trường bảng số liệu về vị thế mua/bán và số lượng hợp đồng mở (open interest) đối với các hợp đồng tương lai hàng hóa, chứng khoán và tiền tệ. Điều đáng tiếc là người đọc không có được bức tranh đầy đủ vì độ trễ ba ngày của thời điểm phát hành báo cáo và vị thế thực của các trader (mặc dù báo cáo được phát hành vào thứ Sáu, nhưng dữ liệu chỉ được tổng hợp tới thứ Ba).

Báo cáo COT phân chia nhà đầu cơ trên thị trường tương lai của Mỹ thành các nhóm nhỏ, dựa trên khối lượng và mục đích giao dịch của họ. Trước năm 2009, các nhóm này bao gồm: commercials, non-commercials (nhà đầu cơ lớn) and non-reportables (nhà đầu cơ nhỏ). Chúng ta cùng tìm hiểu một chút về họ, lấy cơ sở đối với thị trường vàng.

Commercials đại diện cho các tổ chức, công ty liên quan đến việc sản xuất, chế biến hoặc buôn bán vàng. Các công ty này sử dụng thị trường future để bù đắp rủi ro trên thị trường tiền mặt hoặc thị trường giao ngay. Ví dụ: một công ty khai thác vàng có thể bán khống các hợp đồng tương lai vàng để đảm bảo rằng họ có thể bán kim loại quý ở một mức giá cố định. Ngược lại, một công ty tinh luyện vàng có thể nắm giữ các hợp đồng long vàng để đảm bảo rằng họ có thể mua được thỏi vàng ở một mức giá đã định. Vì commercials là các chuyên gia trong ngành, họ được coi là “dòng tiền thông minh”, do đó rất đáng để phân tích vị thế của họ. Tuy nhiên, nên nhớ rằng họ thường sử dụng hợp đồng tương lai không phải để suy đoán và đầu cơ theo xu hướng giá, mà là để phòng ngừa rủi ro kinh doanh với vàng. Vì các nhà sản xuất vàng là nhóm commercials quan trọng nhất, nên chúng ta thường thấy báo cáo COT của họ trong trạng thái bán ròng (net short).

Các nhà giao dịch phi thương mại (non-commercials) bao gồm các nhà đầu cơ lớn (những người có vị thế giao dịch lớn vượt trên mức tối thiểu được quy định bởi CFTC), nhóm này thường không tham gia (trực tiếp) vào việc sản xuất, chế biến hoặc buôn bán vàng. Đây chủ yếu là các nhà đầu tư tổ chức và quỹ phòng hộ đầu cơ vào giá vàng để kiếm lợi từ các chuyển động giá. Ví dụ: một quỹ đầu cơ có thể bán hợp đồng vàng tương lai để hưởng lợi từ tác động của đồng đô la Mỹ mạnh lên giá vàng. Nhóm này là đối tượng chính thực hiện việc đầu cơ theo xu hướng giá, vì vậy chúng ta cần chú ý đặc biệt đến các vị thế của họ. Thông thường, các giao dịch phi thương mại theo xu hướng vàng. Trong khi nhóm commercials thường net short, các non-commercials thường có xu hướng net long.

Non-reportables đại diện cho các nhà đầu tư nhỏ nắm giữ các vị thế trong hợp đồng tương lai ít hơn mức tối thiểu phải báo cáo do CFTC chỉ định. Do đó, nhóm này không có nhiều ảnh hưởng đáng kể đến thị trường vàng (số lượng hợp đồng mở của họ cũng tương đối nhỏ). Hơn nữa, các non-reportables thường thiếu kinh nghiệm và đưa ra những dự đoán sai lầm. Đây là lý do tại sao nhiều nhà phân tích bỏ qua mục này, tuy nhiên, phân tích họ đôi khi có thể hữu ích trong việc đánh giá tâm lý đám đông (có thể nhằm mục đích giao dịch ngược lại).

Báo cáo COT kiểu cũ

Từ sau 2009, việc phân loại các nhóm trên báo cáo COT có đôi chút thay đổi. Báo cáo COT được tách biệt thành bốn nhóm nhà giao dịch: producer/merchant/processor/user, swap dealers, managed money, and other reportables.

Producer/merchant/processor/user là các công ty và tổ chức tham gia vào sản xuất, chế biến, đóng gói hoặc xử lý hàng hóa vật chất và sử dụng thị trường future để quản lý hoặc phòng ngừa rủi ro liên quan đến các hoạt động đó. Về bản chất, họ chính là nhóm commercials, sau khi loại ra một thành phần là nhóm Swap dealers.

Swap dealers là các tổ chức chủ yếu thực hiện giao dịch hoán đổi (swap) cho vàng và sử dụng thị trường future để quản lý hoặc phòng ngừa rủi ro liên quan đến các giao dịch hoán đổi đó. Các swap dealers thường bao gồm các tổ chức tài chính phát hành cổ phiếu của các quỹ ETF vàng, phòng ngừa rủi ro cho việc bán các cổ phiếu thông qua thị trường tương lai.

Money managers bao gồm nhóm các nhà tư vấn giao dịch hàng hóa đã đăng ký (CTA), nhà điều hành quỹ hàng hóa đã đăng ký (CPO) hoặc các quỹ chưa đăng ký được CFTC xác định. Họ những người tham gia quản lý và thực hiện giao dịch tương lai cho tổ chức thay mặt cho khách hàng của họ. Đây là nhóm nhà đầu cơ có kinh nghiệm, trình độ và theo dõi rất sát các xu hướng trên thị trường vàng.

Other reportables là tất cả những nhà giao dịch có báo cáo không thuộc ba nhóm trên. Thông thường đây là những money managers nhưng giao dịch cho tài khoản riêng của chính họ. Các money managers và other reportables đã thay thế cho nhóm non-comercials ở phiên bản cũ. Trong phiên bản mới của báo cáo COT, CFTC không phân nhóm các non-reportables, do tác động của nhóm nhà đầu cơ nhỏ này không có nhiều ảnh hưởng đến thị trường vàng.

Báo cáo COT kiểu mới

Mặc dù báo cáo CoT được phát hành với một độ trễ nhỏ, nó vẫn là một công cụ tuyệt vời cho các nhà giao dịch, vì nó cho phép chúng ta xem xét các nhà giao dịch Comex lớn đang làm gì và xác định vị thế giao dịch của bản thân phù hợp. Có những cách khác để lấy thông tin này, tuy nhiên báo cáo CoT vẫn có thể hữu ích, mặc dù nó không phải là điều kiện tiên quyết để thực hiện các giao dịch có lãi trên thị trường vàng. Báo cáo CoT, tùy thuộc vào cách phân loại, cung cấp cái nhìn sâu sắc về ba hoặc bốn nhóm giao dịch riêng biệt trên thị trường vàng. Những thay đổi về vị trí của nhòm commercials và non-commercials (producers và money managers) thường được theo dõi một cách chặt chẽ. Trong khi nhóm non-commercials thường giao dịch theo xu hướng giá vàng, nhóm commercials thường có vị thế giao dịch theo hướng ngược lại.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Quyền chọn không đảm bảo là gì?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Quyền chọn không đảm bảo là gì?

Một quyền chọn không đảm bảo được tạo ra khi người viết quyền chọn (người bán) hiện không sở hữu bất kỳ hoặc đủ, chứng khoán cơ sở để đáp ứng nghĩa vụ của họ.
Chiến lược Long Butterfly là gì?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Chiến lược Long Butterfly là gì?

Long Butterfly là một một chiến lược quyền chọn trung lập, rủi ro hạn chế, bao gồm mua một vị thế call/put spread và bán một vị thế call/put spread khác với cùng mức giá thực thi.
Covered Call là gì?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Covered Call là gì?

Bài viết sau đây sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về chiến lược giao dịch Covered Call, một chiến lược rất phổ biến trên thị trường quyền chọn.
Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường khí đốt tự nhiên?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường khí đốt tự nhiên?

Khí đốt là một hàng hóa rất phổ biến với các trader ngắn hạn nhờ mức chênh lệch mua/bán hợp lý và thanh khoản cao. Ngoài ra, những nhà đầu tư dài hạn cũng có thể tận dụng tính tạo xu hướng lâu dài của khí đốt. Hơn nữa, đây cũng là một hàng hóa có thể biến động rất mạnh. Nhưng tin tốt là những biến động này thường liên quan đến tính thời vụ, và các trader có thể tận dụng điều này. Bài viết sau đây sẽ đi sâu thêm vào các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường khí đốt.
Rủi ro trong giao dịch là gì?
Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

Rủi ro trong giao dịch là gì?

Theo từ điển Oxford: “Rủi ro là một tình huống liên quan đến việc tiếp xúc với nguy hiểm. Rủi ro là làm cho (ai đó hoặc thứ gì đó có giá trị) gặp nguy hiểm, tổn hại hoặc mất mát”.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ