Những sai lầm tối kỵ trong giao dịch. PHẦN 4. OVER TRADING

Những sai lầm tối kỵ trong giao dịch. PHẦN 4. OVER TRADING

Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

09:42 18/08/2020

Trong bài viết lần này, chúng ta sẽ cùng thảo luận về một vấn đề thường là thắc mắc của đa số các trader: giao dịch với tần suất bao nhiêu là đủ?

Đây là một trong những câu hỏi khó trả lời, vì một lẽ đơn giản là các cơ hội giao dịch được phân bổ không đồng đều. Một số tuần có thể có nhiều cơ hội giao dịch rõ ràng hơn những tuần khác. Điều này có nghĩa là về lý thuyết, bạn có thể tiếp tục thực hiện các giao dịch miễn là chúng xuất hiện. Tuy nhiên, đây cũng là lý do chính khiến cho bạn khó phát hiện ra việc bạn đang giao dịch quá mức (over trading). Một số nhà giao dịch cố gắng giới hạn bản thân ở một số lượng giao dịch nhất định mỗi tuần, trong khi một số khác giới hạn mức thua lỗ vốn trong tuần. Khi tài khoản thua lỗ một lượng vốn nhất định, họ dừng giao dịch và bắt đầu lại vào tuần sau. Câu trả lời dành cho mỗi người đối với câu hỏi này là khác nhau, nhưng có một điều quan trọng, đó là hãy đảm bảo rằng bạn nhận được phản hồi kịp thời để nhận ra rằng bạn đang giao dịch quá mức.

Làm thế nào để nhận ra nó?

Có nhiều vấn đề đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm nhiều hơn là tách bạch dưới dạng lý thuyết, và trong trường hợp này over trading là một ví dụ. Có một ranh giới rất nhỏ giữa việc giao dịch quá mức (over trading) và giao dịch tích cực (active) trên thị trường. Tuy nhiên, có một vài điều chính mà bạn có thể sẽ nhận ra:

  • Bạn có rất nhiều lệnh đang mở và thay đổi quan điểm giao dịch của mình liên tục, ví dụ: bạn long EUR/USD vào phiên sáng, nhưng thay đổi ý định và quay đầu short mà không có lý do thực sự hợp lý trongphiên chiều.
  • Bạn thường xuyên nhìn biểu đồ giá và kiểm tra tin tức thị trường từng giờ thậm chí từng phút một, chỉ để tìm kiếm một cơ hội giao dịch mà vốn dĩ nó không có ở đó. Việc "nghiện" giao dịch và sự thôi thúc bên trong bản thân phải thực hiện giao dịch là căn bệnh nan y mà nhiều trader đang mắc phải.
  • Bạn đang giao dịch một cách bừa bãi: bạn bán ở một mức hỗ trợ lớn vì nhìn thấy một mô hình nến giảm giá đẹp, hay bạn tình cờ đọc được một bài báo phân tích về sức mạnh của đồng Yên và mởmột vài lệnh short USD/JPY.
  • Bạn đangliên tục thua lỗ: đây là một dấu hiệu rõ ràng và trực quan nhất cho thấy bạn đang giao dịch quá mức, vì sự do dự và thay đổi giao dịch liên tục đang làm tổn hại đến lợi nhuận của bạn.

Cách khắc phục tình trạng over trading

  • Cách đơn giản nhất là rút tiền ra khỏi thị trường. Hãy nghỉ ngơi, thư giãn và làm bất cứ điều gì giúp bạn tạm quên đi công việc giao dịch.
  • Nếu bạn vẫn gặp khó khăn trong việc dừng giao dịch, hãy giảm thiểu rủi ro xuống bằng cách hạ thấp volume và mở rộng điểm stop loss. Cân bằng các lệnh giao dịch để tránh vào một lệnh với khối lượng quá lớn so với tài khoản giao dịch của bạn.
  • Trở nên có trách nhiệm với đối tác giao dịch của mình - người mà bạn có thể chia sẻ kết quả giao dịch vào mỗi tháng. Đừng làm điều này trên một diễn đàn công cộng vì nó không mang lại lợi ích cho bạn nhiều như việc chia sẻ kết quả một cách riêng tư. Nếu kết quả của bạn tốt, bạn sẽ được đám đông nâng lên như một “bậc thầy giao dịch”, nếu kết quả của bạn tồi tệ, bạn sẽ bị coi như là “một kẻ thất bại trong giao dịch”. Cả hai đều không tốt cho sự phát triển của bạn, vì vậy hãy tìm một hoặc một nhóm người mà bạn có thể tin tưởng. Tôi đã có một bài viết chi tiết về chủ đề này tại đây.

Vậy thì bây giờ, bạn của tôi, bạn có đang bị over trading không?

Broker listing

Cùng chuyên mục

3 sai lầm tâm lý mọi trader cần tránh mỗi khi giao dịch
Thảo Nguyên

Thảo Nguyên

Junior Analyst

3 sai lầm tâm lý mọi trader cần tránh mỗi khi giao dịch

Tâm lý giao dịch đóng vai trò quan trọng như lựa chọn phương pháp phân tích, phát triển hệ thống, chiến lược giao dịch và quản trị rủi ro. Nếu không có tư duy đúng đắn thì dù có phân tích hợp lý và tính kỷ luật rõ ràng cũng không thể tạo ra một giao dịch sinh lời trong dài hạn vì tinh thần không vững sẽ phá hủy tất cả các lợi thế giao dịch.
Những sai lầm cơ bản trong tâm lý giao dịch
Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

Những sai lầm cơ bản trong tâm lý giao dịch

Cảm xúc, cái tôi và tư duy lý trí có thể bị ảnh hưởng khi tiền của chúng ta đang gặp rủi ro trên thị trường. Các hormone như serotonin, dopamine và adrenaline có thể gây ra sự xung động và cảm xúc làm mất đi khả năng suy nghĩ và ra quyết định.
Các phương pháp kiểm soát cảm xúc khi giao dịch.
Anh Tùng, CFA

Anh Tùng, CFA

Senior Analyst

Các phương pháp kiểm soát cảm xúc khi giao dịch.

Biết cách kiểm soát cảm xúc trong giao dịch là sự khác biệt giữa thành công và thất bại. Trạng thái tinh thần của bạn có tác động đáng kể đến các quyết định bạn đưa ra, đặc biệt nếu bạn mới bắt đầu giao dịch. Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày tầm quan trọng của tâm lý giao dịch, đối với cả những nhà giao dịch mới bắt đầu và nhiều kinh nghiệm, đồng thời đưa ra một số gợi ý về cách “giao dịch không cảm xúc”.
Kiểm soát lòng tham khi giao dịch có thực sự khó?

Kiểm soát lòng tham khi giao dịch có thực sự khó?

Lòng tham là một cảm xúc tự nhiên của con người và ảnh hưởng đến các cá nhân ở những mức độ khác nhau. Thật không may, khi nhìn nhận trong bối cảnh giao dịch, lòng tham đã được chứng minh là yếu tố trở ngại hơn là hỗ trợ cho các trader.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ