Ngân hàng trung ương Canada giữ nguyên lãi suất, tiếp tục cảnh báo về lạm phát

Ngân hàng trung ương Canada giữ nguyên lãi suất, tiếp tục cảnh báo về lạm phát

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

10:28 09/12/2021

Ngân hàng trung ương Canada không thay đổi lãi suất, đồng thời nhấn mạnh những thành quả trên thị trường lao động và lo ngại lạm phát dai dẳng, khiến BoC nhiều khả năng sẽ giữ nguyên triển vọng tăng lãi suất trong tương lai.

Thống đốc Ngân hàng trung ương Canada Tiff Macklem
Thống đốc Ngân hàng trung ương Canada Tiff Macklem

Các nhà hoạch định chính sách BoC, đứng đầu là thống đốc Tiff Macklem, quyết định giữ nguyên lãi suất qua đêm ở mức 0.25% và nhắc lại rằng kinh tế Canada vẫn sẽ cần hỗ trợ chính sách.

Tuy vậy, họ cũng đã không còn nói rằng lạm phát sẽ chỉ tạm thời, và nhận thấy số lượng việc làm đã tăng trên diện rộng, và tỷ lệ lao động đã về mức trước đại dịch. Dù giọng điệu của BoC chưa có nhiều thay đổi, giới đầu tư sẽ vẫn kỳ vọng ngân hàng trung ương này mạnh tay tăng lãi suất trong thời gian tới.

BoC đã nói rằng “lạm phát đang ở mức cao và ảnh hưởng của khủng hoảng chuỗi cung ứng đang lan sang cả giá cả tiêu dùng”, đồng thời cho biết thêm “các chỉ báo kinh tế gần đây đang tạo động lực rất lớn trong quý IV.” BoC là người tiên phong trong khối các ngân hàng trung ương G7 thắt chặt chính sách.

Trong tháng Mười, BoC chấm dứt hoàn toàn nới lỏng định lượng, đẩy sớm thời gian tăng lãi suất trước lo ngại rằng khủng hoảng chuỗi cung ứng đang thổi phồng lạm phát. Thị trường đang kỳ vọng BoC sẽ tăng lãi suất mạnh hơn Fed, khi Fed còn chưa kết thúc QE.

Trước thứ Tư, giới đầu tư kỳ vọng 5 lần tăng lãi suất từ BoC trong năm tới, với 50% khả năng tăng lần đầu trong tháng Một. Quyết định giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp này đúng với kỳ vọng của 22 chuyên gia kinh tế khảo sát bởi Bloomberg. Khả năng tăng lãi suất trong cuộc họp hôm qua chỉ là 20%.

Lợi suất trái phiếu ngắn hạn Canada giảm sau tin: Lợi suất 2 năm giảm 5bp xuống 1.09%. Đồng loonie đảo chiều giảm so với USD trước khi hồi phục trở lại.

Thị trường đã định giá trước một lần tăng lãi suất cho tới cuộc họp ngày 2/3. Một số nhà phân tích cho rằng BoC đang đánh tiếng khả năng tăng lãi suất ngay trong cuộc họp tháng Một, nhưng điều này không xảy ra.

Theo Simon Harvey, chuyên gia phân tích cao cấp tại Monex Europe, quyết định của BoC “hơi hawkish, nhưng không bóng gió.”

Andrew Husby (Bloomberg) kỳ vọng BoC sẽ từ từ với chính sách khi dịch bệnh dần lắng xuống, do ảnh hưởng của lạm phát. Husby kỳ vọng lần đầu tăng lãi suất là vào tháng Tư, với 3 lần tăng 25bp trong năm 2022.

Nhưng lúc này, các ngân hàng trung ương ngày càng gặp khó trong việc giữ chính sách nới lỏng.

Báo cáo lạm phát tuần tới của Canada có thể ghi nhận lạm phát chạm đỉnh 30 năm trong tháng Mười Một ở khoảng 5%. Tỷ lệ thất nghiệp cũng đang ở mức thấp nhất trong 5 thập kỷ. Các chủ lao động đang không thể lấp được vị trí trống, và áp lực lương đang ngày càng chồng chất. Trong khi đó, giá nhà đã tăng mạnh.

Trong tuyên bố sau cuộc họp, BoC có nhắc tới cả 3 tiến triển trong phần đánh giá tình hình kinh tế Canada.

Ngoài ra, BoC cũng đã cam kết không tăng lãi suất cho đến khi kinh tế đã hoàn toàn phục hồi. Trong cuộc họp tháng Mười, các nhà hoạch định chính sách kỳ vọng sẽ đạt được điều này trong “các quý giữa” của năm 2022. Tức là sớm nhất sẽ là tháng Tư, nhưng một số dự báo mới trong tháng Một có thể giúp BoC hành động sớm hơn.

Thống đốc Macklem cũng cam kết không bán trái phiếu BoC đang nắm giữ cho đến khi bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất.

Trong phần đánh giá kinh tế toàn cầu, ngân hàng trung ương này cũng kỳ vọng rằng hoạt động kinh tế sẽ tiếp tục hồi phục, lạm phát sẽ leo thang tại một số vùng do chênh lệch cung - cầu. Tuy nhiên, chủng Omicron đã khiến tình hình thêm phần khó đoán. Virus, cộng với lũ lụt tại tỉnh bang British Columbia có thể gây áp lực lên tăng trưởng.

BoC cũng đã có một số thay đổi trong quan điểm lạm phát. Họ cho rằng khủng hoảng chuỗi cung ứng sẽ “mất thời gian để xử lý.” Ngoài ra, BoC tiếp tục kỳ vọng lạm phát sẽ vẫn ở mức cao nửa đầu năm 2022, trước khi hạ nhiệt xuống gần mục tiêu 2% trong nửa sau.

“Chúng tôi đang quan sát rất kỹ kỳ vọng lạm phát và chi phí lao động để đảm bảo rằng các yếu tố thổi phồng giá cả không ăn sâu cắm rễ.” Trước đó, trong cuộc họp tháng Mười, BoC vẫn cho rằng các yếu tố này chỉ là tạm thời.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trọng tâm toàn cầu 28/03: Giá dầu tăng trở lại khi thương mại toàn cầu khởi sắc

Trọng tâm toàn cầu 28/03: Giá dầu tăng trở lại khi thương mại toàn cầu khởi sắc

Ngày 28/3, tình hình khu vực Biển Đỏ căng thẳng nhưng hoạt động thương mại toàn cầu tăng tốc và giá dầu phục hồi nhẹ. Hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng hóa được cải thiện, nhưng tồn kho dầu thô và xăng của Mỹ tăng hơn dự kiến ​​và tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu thô của Trung Quốc chậm lại. Giá dầu thô Brent tìm thấy ngưỡng kháng cự gần 87 USD.
Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?

Lạm phát toàn cầu đang có dấu hiệu hạ nhiệt, với mức tăng giá trung bình tại các nước phát triển trong tháng 1 năm 2024 là 5.7% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức đỉnh điểm 10.7% vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, tình hình lạm phát ở các quốc gia lại có sự khác biệt đáng kể. Trong khi một số quốc gia đã kiểm soát được, thì một số khác vẫn đang phải vật lộn để kiềm chế đà lạm phát.
JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào

Điều được quan tâm thị trường chứng khoán hiện tại là, đâu sẽ là dấu hiệu kết thúc của đợt phục hồi kéo dài 5 tháng của chứng khoán Mỹ. Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường chứng khoán Mỹ Dubravko Lakos-Bujas của JPMorgan Chase Co. cho rằng các nhà đầu tư sẽ khó có thể nhận diện mà sẽ bất ngờ khi điều đó xảy ra.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ