Nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục ngưng trệ trên quy mô lớn

Nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục ngưng trệ trên quy mô lớn

10:17 10/07/2020

Báo cáo mới đây của IMF chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới do dịch Covid-19 đã chạm đáy trong quý hai năm 2020. Tuy vậy sự can thiệp với cường độ lớn chưa chấm dứt. Thậm chí đây chỉ là khởi đầu cho một kết thúc. Những bất ổn lớn vẫn nằm ở phía trước. Nhưng, theo bà Christine Lagarde, chủ tịch của Ngân hàng Trung ương châu Âu, cách tốt nhất để dự đoán tương lai là hãy tạo ra nó.

Bản cập nhật triển vọng kinh tế thế giới của IMF vào tháng 6 không có nhiều tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, ít nhất nó cũng chỉ ra được rằng quý hai năm 2020 là đáy của cuộc khủng hoảng kinh tế do dịch Covid-19. Nếu đúng như vậy, thách thức hiện tại là làm sao để phục hồi nền kinh tế một cách nhanh nhất có thể.

IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống mức -4.9% trong năm nay, thấp hơn khá nhiều so với mức dự -3% tại thời điểm tháng 4. Tăng trưởng kinh tế trong năm tới được dự báo là 5.4%. Do đó, sản lượng toàn cầu trong năm 2021 dự kiến sẽ vượt một chút so với mức của năm 2019. Tuy nhiên, trong quý IV năm 2021, tổng sản phẩm quốc nội của các nước có thu nhập cao vẫn sẽ ở thấp hơn thời điểm quý I năm 2019. Tăng trưởng sản lượng cũng sẽ thấp hơn khoảng 5% mức tính toán tăng trưởng tại thời điểm trước khi dịch Covid-19 xảy ra.

Chúng ta đã trải qua khoảng thời gian mà theo các báo cáo thường niên mới nhất của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đây là khoảng thời gian ngưng trệ đột ngột trong thương mại toàn cầu. Tổ chức Lao động Quốc tế đã công bố rằng, trên toàn cầu, số giờ làm bị mất đi trong quý II có thể tương đương với việc mất hơn 300 triệu việc làm toàn thời gian.

IMF nhấn mạnh một số điểm không chắc chắn trong mô hình dự báo của mình: thời gian xảy ra đại dịch và việc phong tỏa trên toàn quốc hoặc tại một số khu vực địa phương; mức độ giãn cách xã hội tự nguyện; mức độ nghiêm ngặt của các quy định an toàn mới; khả năng thay đổi của người lao động để đảm bảo việc làm; tác động dài hạn của việc các cơ sở kinh doanh bị đóng cửa và thất nghiệp; mức độ cơ cấu lại chuỗi cung ứng; thiệt hại có thể xảy ra đối với các trung gian tài chính; và việc di dời trụ sở hoạt động trên thị trường tài chính.

Hình 1: Nền kinh tế thế giới đã vượt qua đáy của cuộc khủng hoảng. Dự báo phần trăm thay đổi GDP. (2019:Q1 = 100)

Các chính sách đối phó với khủng hoảng đã phản ứng với mức độ chính xác chưa từng có. IMF dự báo nợ chính phủ sẽ tăng 19 điểm phần trăm so với GDP trong năm nay. Các chính sách của ngân hàng trung ương là chưa từng có tiền lệ. Sự hỗ trợ của chính sách tài khóa và tiền tệ cũng mang tính cách mạng. Chính phủ đã cũng đóng vai trò như là người chịu trách nhiệm cuối cùng cho các khoản vay. Trách nhiệm của các ngân hàng trung ương đã mở rộng giới hạn ra ngoài hệ thống ngân hàng. Khi cần, họ có thể chịu trách nhiệm cho toàn bộ hệ thống tài chính. Thật vậy, với sự can thiệp của mình, bao gồm các giaon dịch hoán đổi ngoại tệ với các ngân hàng trung ương khác, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã chịu trách nhiệm cho một phần lớn của hệ thống tài chính toàn cầu.

Những hành động có vẻ cực đoan nhưng lại phù hợp trong nghịch cảnh. Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) dưới sự quản lý của Agustín Carstens, cựu giám đốc ngân hàng trung ương Mexico, đã hành động một cách đúng đắn đại diện cho các ngân hàng trung ương trên thế giới. Báo cáo của BIS nêu ra rằng các ngân hàng trung ương có hai mục tiêu: Thứ nhất là để ngăn chặn thiệt hại lâu dài cho nền kinh tế bằng cách đảm bảo rằng hệ thống tài chính được tiếp tục hoạt động. Thứ hai là để khôi phục niềm tin và thúc đẩy chi tiêu khu vực tư nhân.

Hình 2:  Trung bình lỗ lũy kế của các doanh nghiệp tại các quốc gia trên thế giới trong năm 2020 tính theo phần trăm doanh thu

Sự can thiệp với cường độ lớn không chấm dứt từ đây. Thậm chí đây chỉ là khởi đầu cho một kết thúc. Những bất ổn lớn vẫn nằm ở phía trước. Nhưng, theo bà Christine Lagarde, chủ tịch của Ngân hàng Trung ương châu Âu, trích dẫn lời của tổng thống Mỹ Lincoln: cách tốt nhất để dự đoán tương lai là hãy tạo ra nó.

Vậy làm thế nào để chúng ta tạo ra tương lai mà chúng ta mong muốn, một trong số viễn cảnh được mong đợi là hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất và thúc đẩy sự phục hồi khả thi một cách mạnh mẽ nhất hướng đến một tương lai tăng trưởng bền vững của kinh tế. Đó là mục tiêu mà các nhà lãnh đạo trên thế giới nên tiếp cận tại thời điểm hiện tại.

Hình 3: Nợ chính phủ và thâm hụt ngân sách tài khóa gia tăng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính (%GDP)

Trước mắt, thách thức quan trọng vẫn là giảm thiểu thiệt hại cho nền kinh tế. Để đạt được điều này, sự hợp tác mãnh mẽ trên thị trường quốc tế vẫn là điều cần thiết.

Điều này sẽ đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi, những nơi vẫn cần sự trợ giúp đáng kể từ bên ngoài. IMF đã phê duyệt các chương trình hỗ trợ cho 72 quốc gia trong hai tháng. Tuy nhiên, bất chấp sự cải thiện trên thị trường tài chính, việc giãn nợ và các chính sách hỗ trợ chính thức sẽ vẫn cần được duy trì trong những tháng tới và gần như chắc chắn là trong những năm tới.

Khi giai đoạn phong tỏa kết thúc và các nền kinh tế dẫn phục hồi, điều cần thiết là phải thay đổi chính sách theo hướng thúc đẩy phục hồi và quan trọng là tránh được sai lầm như giai đoạn sau khủng hoảng tài chính 2008 do chuyển quá sớm từ giai đoạn hỗ trợ sang thắt chặt tài khóa và tiền tệ. Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng sẽ là cần thiết để đưa các nguồn lực nhàn rỗi được sử dụng trở lại và thay đổi các hoạt động kinh tế sang một cách thức vận hành mới.

Nền kinh tế mới mà chúng ta đang hướng tới sẽ và nên khác với nền kinh tế cũ. Nó cần tận dụng cuộc cách mạng công nghệ ngay từ ngày hôm nay theo hướng số hóa và giảm thiểu tương tác vật lý, hỗ trợ những người đang chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất bởi đại dịch hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn, và đẩy nhanh sự thay đổi theo hướng tăng trưởng bền vững hơn.

Hình 4: Các chính sách đối phó khủng khoảng (mua tài sản, tài trợ cho doanh nghiệp tư nhân, dự trữ thanh khoản) có quy mô rất lớn trên toàn thế giới (%GDP)

Bằng cách duy trì tổng cầu, các nhà hoạch định chính sách có thể dễ dàng hơn trong việc chuyển mình. Đương nhiên sẽ có một số rủi ro và hậu quả khi chúng ta thay đổi. Nhưng chúng nhỏ hơn nhiều so với tác động chính trị và kinh tế tới những người nghèo khổ đang được hưởng lợi từ chi tiêu công. Lần khủng hoảng này phải trở nên khác đi.

Điều quan trọng nhất là vai trò của chính phủ đã được củng cố lại, như một mong muốn minh chứng năng lực. Các chính trị gia phản đối chính phủ hiện tại đã có thể biến thất bại của chính họ thành một cuộc tranh luận: Ai sẽ tin tưởng một chính phủ như thế này? Sự tương phản giữa Angela Merkel của Đức và Donald Trump của siêu cường Mỹ, hay Boris Johnson của Anh là quá hiển nhiên.

Có thể thảm họa này sẽ mang lại một lợi ích: chúng ta sẽ thấy không chỉ vai trò của chính phủ quay trở lại, mà nhu cầu về một chính phủ năng động được điều hành bởi những người có năng lực cũng đã trở lại. Một cuộc khủng hoảng tuy không nên được nhìn nhận là sẽ mang lại những điều tốt đẹp nhưng người ta không nên để một cuộc khủng hoảng trôi qua một cách lãng phí. Loài người có thể học hỏi kinh nghiệm từ những đau đớn.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ