Năm Covid thứ hai. Bốn biểu đồ. Lạc quan xen lẫn những nỗi lo thường trực

Năm Covid thứ hai. Bốn biểu đồ. Lạc quan xen lẫn những nỗi lo thường trực

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

14:30 23/12/2021

Sau hai năm dịch Covid hoành hành, các ca nhiễm lại tăng, chủng Omicron tung hoành khắp thế giới, từ Mỹ, Anh, sang tới Nam Phi và Úc.

WHO đã liệt Omicron vào danh sách các biến thể đáng lo ngại. Dù ta vẫn chưa biết nhiều về Omicron, WHO cũng cảnh báo rằng nó lan nhanh hơn cả chủng Delta và có thể thay đổi cục diện đại dịch.

Tuy vậy, “2022 phải là năm đại dịch chấm dứt,” Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.

Dữ liệu như các ca nhiễm, nhập viện hay tử vong có thể đánh giá thấp tình hình hiện tại do khả năng xét nghiệm hạn chế, tần suất báo cáo không thường xuyên và chất lượng dữ liệu không đảm bảo.

Nhưng với những gì ta có, đây là 4 biểu đồ của đại dịch Covid khi thế giới chuẩn bị bước sang năm 2022.

Omicron dần chiếm ưu thế

Chủng Omicron đã xuất hiện ở hơn 100 quốc gia, theo WHO. Ngoài ra, cứ 1.5 đến 3 ngày, số ca nhiễm Omicron lại tăng gấp đôi.


Bản đồ các quốc gia đã ghi nhận chủng Omicron

Omicron đã trở thành biến thể chính tại Mỹ và một số quốc gia châu u như Anh sau khi được phát hiện ở Nam Phi.

Omicron bùng phát lúc nhiều quốc gia đã nới lỏng giãn cách. Tốc độ bùng phát đã khiến nhiều quốc gia như Hà Lan, Đan Mạch và Ireland thắt chặt kiểm soát trở lại.

Ca nhiễm tăng, nhưng tỷ lệ tử vong giảm

Chủng Omicron đã kích hoạt làn sóng Covid mới toàn cầu. Tại châu Phi, số ca nhiễm nhảy vọt từ trung bình động 7 ngày ở khoảng 3.14 triệu lên 26.67 triệu.

Với thước đo tương tự, số ca nhiễm tại Anh tăng từ 603.38 ca/1 triệu dân lên 1,280 ca/1 triệu dân - kỷ lục mới kể từ đại dịch bắt đầu.


Số ca nhiễm Covid ghi nhận kể từ đầu năm 2021 và đường trung bình động 7 ngày

Tỷ lệ nhập viện cũng đã tăng ở nhiều nước như Mỹ, Pháp và Nam Phi. Tuy nhiên, số ca tử vong trung bình đang có xu hướng giảm. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu mức độ nặng nhẹ của chủng Omicron so với các chủng Covid trước đây.


Số ca tử vong do Covid và đường trung bình động 7 ngày

Benjamin Cowling, giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Đại học Hồng Kông, nói rằng Omicron nặng ngang với Delta và nhiều chủng khác.

“Nhưng nếu đã tiêm vắc xin, hoặc đã nhiễm bệnh trước đó, bạn sẽ có một chút miễn dịch trước triệu chứng nặng. Và điều này khiến Omicron trông có vẻ nhẹ hơn.”

Bất bình đẳng vắc xin

Các chuyên gia cho biết mối đe dọa của omicron - và các biến thể mới trong tương lai - đã làm nổi bật tầm quan trọng của việc tiêm chủng trong ngăn ngừa bệnh nặng. Nhưng việc phân phối vắc xin vẫn gặp nhiều vấn đề.

Có hơn 30 quốc gia với chỉ dưới 10% người dân đã tiêm đủ 2 mũi. Đa phần trong số này là các quốc gia thu nhập thấp tại châu Phi.

Mặt khác, các quốc gia thu nhập cao đã đạt được tỷ lệ tiêm chủng cao hơn rất nhiều và đã bắt đầu triển khai mũi tăng cường.

Khoảng cách này có thể sẽ thu hẹp trong tương lai với hàng tỷ liều vắc xin được sản xuất mỗi năm, theo Jerome Kim, tổng giám đốc Viện Vắc xin Quốc tế.


Tỷ lệ tiêm vắc xin trung bình tại các quốc gia thu nhập cao, trung bình cao, trung bình thấp và thấp

“Ta cần dùng vắc xin tối đa công suất. Ta cần mũi tăng cường nếu tình hình bắt buộc.”

“Và ta cần các biện pháp khác như khẩu trang, giãn cách, tránh tụ tập đông người và vệ sinh để giảm tải gánh nặng,” ông Kim nói thêm.

Tổng giám đốc WHO nói rằng để kết thúc đại dịch trong năm tới, tất cả các quốc gia phải đạt được tỷ lệ tiêm chủng ít nhất 70% vào giữa năm 2022.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Morgan Stanley cảnh báo về cú sốc CPI của Tokyo
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Morgan Stanley cảnh báo về cú sốc CPI của Tokyo

Các nhà kinh tế của Morgan Stanley MUFG Securities cảnh báo nguy cơ dữ liệu lạm phát ở Tokyo sẽ gây ra phản ứng bất ngờ trên thị trường ngoại hối vào sáng thứ Sáu chỉ vài giờ trước quyết định chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ