Mỹ: Phi cơ Trung Quốc tạt đầu phi cơ Mỹ trên biển Đông

Mỹ: Phi cơ Trung Quốc tạt đầu phi cơ Mỹ trên biển Đông

Dũng Phùng

Dũng Phùng

FX Strategist

13:18 31/05/2023

Lầu Năm Góc cho biết một máy bay chiến đấu Trung Quốc đã lượn vòng trước một máy bay do thám của Mỹ trên Biển Đông trong một “hành động gây hấn không cần thiết”

Theo một tuyên bố từ Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, phi công của máy bay chiến đấu J-16 đã bay "ngay trước mũi chiếc RC-135, buộc máy bay Mỹ phải bay qua vùng nhiễu động. Chiếc RC-135 đang tiến hành các hoạt động an toàn và như thường lệ trên Biển Đông trên không phận quốc tế, phù hợp với luật pháp quốc tế.”

Một đoạn video về cuộc chạm trán ngày 26/5 được quay từ buồng lái của máy bay Mỹ cho thấy máy bay chiến đấu của Trung Quốc lao từ phải sang trái qua đường bay của máy bay phản lực Mỹ, gây rung lắc đáng kể. Các quan chức cho biết máy bay Trung Quốc cách máy bay Mỹ khoảng hơn 120m.

Lưu Bằng Vũ, phát ngôn viên của đại sứ quán Trung Quốc tại Washington, đã tố cáo việc Mỹ thường xuyên “do thám gần Trung Quốc” và nói rằng điều đó “gây nguy hiểm nghiêm trọng cho an ninh quốc gia của Trung Quốc”. Ông cũng khẳng định rằng" Những hành động khiêu khích nguy hiểm của Mỹ là nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề an ninh hàng hải. Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng các hành động khiêu khích nguy hiểm như vậy và ngừng đổ lỗi cho Trung Quốc”.

Lần chạm trán này xảy ra khi hai cường quốc sa lầy vào những bất đồng, từ lo ngại về việc tăng cường sức mạnh quân sự của nhau cho đến những nỗ lực của chính quyền Biden nhằm hạn chế khả năng tiếp cận của Bắc Kinh đối với chất bán dẫn tiên tiến.

Và trong khi đó, Trung Quốc đã từ chối yêu cầu của Hoa Kỳ về các cuộc đàm phán quân sự cấp cao. Hôm thứ Hai, quân đội Trung Quốc tái khẳng định từ chối yêu cầu của Lầu Năm Góc yêu cầu các bộ trưởng quốc phòng 2 bên gặp nhau tại một hội nghị an ninh sắp tới ở Singapore.

Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã trên đường tới Nhật Bản, nơi ông sẽ gặp gỡ các quan chức chính phủ trước khi tới Singapore tham dự Đối thoại Shangri-La.

Hoa Kỳ nói rằng trao đổi thông tin giữa các quân đội là điều cần thiết để ngăn ngừa tai nạn hoặc hiểu lầm dẫn đến xung đột quân sự. Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ giấu tên cho biết Lầu Năm Góc không tin những sự cố này là kết quả của việc các phi công Trung Quốc hoạt động độc lập. Thay vào đó, vụ việc này là một phần của kế hoạch rộng lớn hơn trên Biển Đông, Biển Hoa Đông, Eo biển Đài Loan và các nơi khác.

Quan chức này nói rằng thời điểm tiết lộ của Hoa Kỳ không phải là phản ứng đối với việc Trung Quốc từ chối gặp mặt, nói rằng sự chậm trễ trong việc tiết lộ vụ việc xuất phát từ quá trình giải mật và nhu cầu liên lạc ngoại giao.

Những cuộc đụng độ tầm gần đã từng xảy ra trong khu vực, nổi tiếng nhất là vào năm 2001, khi một máy bay EP-3 của Hải quân Hoa Kỳ va chạm trên không với một máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Máy bay phản lực Trung Quốc bị rơi và phi công vẫn cuhwa được tìm thấy, trong khi chiếc EP-3 hạ cánh xuống đảo Hải Nam của Trung Quốc, gây ra căng thẳng 10 ngày, sau đó 24 thành viên phi hành đoàn người Mỹ cuối cùng đã được thả.

Trung Quốc tuyên bố toàn bộ Biển Đông là lãnh thổ của mình, một sự khẳng định bị phản đối bởi Việt Nam, Philippines và các nước khác. Bắc Kinh đã bắt tay vào một chiến dịch cải tạo đất quy mô lớn, xây dựng các bãi đáp và căn cứ trên các rạn san hô và đảo san hô đang tranh chấp.

Trong tuyên bố của mình, Hoa Kỳ lặp lại "họ sẽ tiếp tục bay, lái tàu và hoạt động “bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”.

Ông Lưu cho biết “Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ chủ quyền và an ninh của mình, đồng thời hợp tác với các nước trong khu vực để bảo vệ vững chắc hòa bình và ổn định ở Biển Đông.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các quan chức ECB bám sát kế hoạch cắt giảm lãi suất nhiều lần bất chấp những rào cản toàn cầu
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Các quan chức ECB bám sát kế hoạch cắt giảm lãi suất nhiều lần bất chấp những rào cản toàn cầu

Các quan chức Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang bám sát kế hoạch cắt giảm lãi suất nhiều lần trong năm nay, ngay cả khi lạm phát cao hơn ở Mỹ làm trì hoãn việc nới lỏng chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và căng thẳng ở Trung Đông khiến giá dầu tăng cao.
USDJPY chạm mức đỉnh mới trong 34 năm trước triển vọng lãi suất ở Mỹ
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

USDJPY chạm mức đỉnh mới trong 34 năm trước triển vọng lãi suất ở Mỹ

USDJPY đã leo lên mức cao nhất mới trong 34 năm trong phiên giao dịch trầm lắng vào thứ Hai. Các nhà đầu tư thận trọng trước lập trường tiếp tục giữ lãi suất cao của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), đồng thời vẫn cảnh giác với bất kỳ dấu hiệu can thiệp nào của Nhật Bản để hỗ trợ JPY đang suy yếu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ