Mũi tiêm thứ 2 của vắc-xin Covid-19 đang khiến các chính phủ đau đầu tìm lời giải

Mũi tiêm thứ 2 của vắc-xin Covid-19 đang khiến các chính phủ đau đầu tìm lời giải

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

08:00 04/02/2021

Chính phủ các quốc gia đang buộc phải ứng biến trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung vắc-xin Covid-19

Với việc số ca nhập viện và tử vong do Covid-19 ngày càng gia tăng, chính phủ các nước đang phải đau đầu để lựa chọn giữa việc cố gắng tiêm chủng mũi đầu tiên cho càng nhiều người càng tốt hay dự trữ một phần lượng vắc-xin cho mũi tiêm thứ 2 nhằm đạt được hiệu quả phòng ngừa tối đa. Một số chính quyền sẵn sàng đánh đổi khả năng miễn dịch để tiêm chủng cho càng nhiều người càng tốt. Tuy vậy, một số nhà khoa học cảnh báo rằng việc không thực hiện đúng phác đồ tiêm chủng có thể sẽ làm giảm hiệu quả của vắc-xin và thậm chí có thể sẽ dẫn tới sự xuất hiện của các chủng virus mới.

Phác đồ tiêm chủng vắc-xin

Vắc-xin Covid-19 điều chế bởi Moderna, Pfizer và AstraZeneca đều yêu cầu tiêm chủng 2 mũi. Thời gian khuyến cáo cụ thể cho mũi tiêm thứ 2 tùy thuộc vào từng loại vắc-xin: Đối với Pfizer là 21 ngày giữa 2 mũi tiêm, Moderna yêu cầu 28 ngày và vắc-xin của AstraZeneca là khoảng từ 4 đến 12 tuần.

Tại sao liều tiêm thứ 2 lại quan trọng đến vậy?

Mũi tiêm thứ 2 không phải luôn luôn bắt buộc với tất cả các loại vắc-xin. Vắc-xin được tạo ra với mục đích lập trình hệ miễn dịch phản ứng một cách nhanh chóng, chính xác và lâu dài với các tác nhân nguy hại từ bên ngoài. Chỉ một liều của vắc-xin sốt vàng da có thể mang tới tác dụng vĩnh viễn, và vắc-xin Covid-19 1 liều của hãng Johnson & Johnson vừa được điều chế vừa qua cũng hứa hẹn có tác dụng tương tự. Mũi tiêm nhắc lại thường có tác dụng huẩn luyện nâng cao đối với hệ miễn dịch nhằm tạo ra kháng thể tốt hơn. Nghiên cứu được công bố vào đầu tháng 2 vừa qua cho thấy vắc-xin của AstraZeneca cho tác dụng hiệu quả hơn khi liều tiêm thứ 2 được thực hiện sau 12 tuần kể từ mũi tiêm đầu tiên so với khoảng thời gian chỉ là 6 tuần hoặc ít hơn.

Giải pháp đề xuất là gì?

Chính phủ Anh lên kế hoạch sử dụng những mũi tiêm nhắc lại trên để tiêm chủng lần đầu cho nhiều người dân hơn. Chiến lược này được ủng hộ bởi các nhà nghiên cứu vắc-xin AstraZeneca khi đã phát hiện ra rằng việc tiêm chủng lần đầu cho phần lớn người dân và tiêm mũi thứ 2 sau đó 3 tháng sẽ có hiệu quả trong việc giảm tốc độ lây nhiễm và khắc phục sự thiếu hụt về nguồn cung. Tại Mỹ, hướng dẫn mới nhất cho phép các mũi tiêm của vắc-xin Moderna và Pfizer cách nhau lên tới 6 tuần so với khoảng thời gian thông thường là 3-4 tuần. Cơ quan quản lý dược phẩm Mỹ nói rằng việc kéo dài đôi chút khoảng thời gian trên không ảnh hưởng tới hiệu quả cảu vắc-xin.

Kế hoạch trì hoãn trên liệu có hiệu quả?

Kết quả nghiên cứu sơ bộ từ quá trình thử nghiệm vắc-xin AstraZeneca cho thấy một mũi tiêm sẽ có hiệu quả 76% trong việc ngăn chặn các triệu chứng lây nhiễm trong 22-90 ngày sau khi tiêm. Mức độ hiệu quả khi tiêm 2 liều cách nhau ít nhất 12 tuần là khoảng 82%. Dữ liệu từ Pfizer cho thấy miễn dịch một phần đạt được sau sớm nhất là 12 ngày sau mũi tiêm đầu tiên, tuy vậy cần phải tiêm 2 mũi để có mức hiệu quả cao nhất là 95%. Cũng có những lo ngại rằng những người được tiêm chủng có thể sẽ có những hành vi khiến rủi ro lây nhiễm gia tăng và làm giảm tác dụng của vắc-xin. Trái ngược với các chính phủ khác, cơ quan quản lý tại EU nói rằng việc thay đổi phác đồ tiêm chủng sẽ làm tăng rủi ro giảm hiệu quả của vắc-xin.

Rủi ro nào đối với việc kéo dài thời gian giữa 2 mũi tiêm?

Rủi ro có thể đến từ mặt y tế, lý thuyết và xã hội. Về mặt y tế, liều tiêm đầu tiên sẽ có hiệu quả kém hơn so với 2 liều. Kéo dài thời gian giữa 2 mũi tiêm cũng đồng nghĩa tăng thời gian đối mặt với rủi ro lây nhiễm cho tới khi tiêm liều thứ 2. Rủi ro về mặt lý thuyết đó là phản ứng yếu ớt của những người được tiêm mũi đầu tiên đối với virus có thể sẽ thúc đẩy sự xuất hiện của chủng mới có khả năng thích nghi với vắc-xin. Điều này có thể khiến toàn bộ công sức điều chế vắc-xin trong hơn 1 năm qua trở nên vô nghĩa. Rủi ro xã hội đó là những thông tin không thống nhất về vấn đề trên từ chính phủ, cơ quan điều hành, giới nghiên cứu...và sẽ làm cho tình hình rối ren hiện tại ngày càng trầm trọng hơn.

Điều gì đã diễn ra tại các quốc gia đi đầu trong triển khai vắc-xin?

Vào cuối tháng 1, Israel đã tiêm chủng lần đầu cho hơn 1/4 dân số nước này. Các cơ quan y tế đã thông báo rằng số ca nhiễm bệnh đã bắt đầu giảm dần trong 2 tuần sau khi triển khai tiêm chủng ngay cả trước khi mọi người được tiêm mũi thứ 2. Tuy nhiên, dữ liệu thu thập từ những người cao tuổi dễ bị tổn thương từ dịch bệnh cho thấy mũi tiêm đầu tiên chỉ có tác dụng 33% trong việc giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19, thấp hơn nhiều so với việc tiêm 2 liều. Dữ liệu thu thập bởi AstraZeneca cho thấy rằng khoảng thời gian 8-12 tuần giữa 2 mũi tiêm được coi là lý tưởng để có hiệu quả tốt nhất. Chính quyền Anh đã khuyến nghị tiêm chủng 2 mũi vắc-xin AstraZeneca cách nhau tối đa 12 tuần. 

Những người phản đối nói gì?

Mặc dù AstraZeneca đã ủng hộ việc giãn cách tiêm chủng, 2 hãng dược Moderna và Pfizer lại có phần thận trọng hơn. Pfizer nói rằng mức độ an toàn và hiệu quả của vắc-xin hãng này vẫn chưa được kiểm định đối với các phác đồ tiêm chủng khác nhau. Chính phủ Pháp vào ngày 26/01 đã tuyên bố sẽ không trì hoãn việc tiêm mũi vắc-xin thứ 2 dựa trên những rủi ro khó lường đối với chủng virus mới. Anthony Fauci, người đứng đầu cơ quan kiểm soát dịch bệnh Mỹ, nói rằng ông lo ngại việc giãn cách kế hoạch tiêm chủng. Hiệp hội Y khoa Anh kêu gọi chính phủ nước này xem xét lại quyết định trì hoãn tiêm chủng lần 2 đối với vắc-xin của Pfizer.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trọng tâm toàn cầu 28/03: Giá dầu tăng trở lại khi thương mại toàn cầu khởi sắc

Trọng tâm toàn cầu 28/03: Giá dầu tăng trở lại khi thương mại toàn cầu khởi sắc

Ngày 28/3, tình hình khu vực Biển Đỏ căng thẳng nhưng hoạt động thương mại toàn cầu tăng tốc và giá dầu phục hồi nhẹ. Hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng hóa được cải thiện, nhưng tồn kho dầu thô và xăng của Mỹ tăng hơn dự kiến ​​và tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu thô của Trung Quốc chậm lại. Giá dầu thô Brent tìm thấy ngưỡng kháng cự gần 87 USD.
Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?

Lạm phát toàn cầu đang có dấu hiệu hạ nhiệt, với mức tăng giá trung bình tại các nước phát triển trong tháng 1 năm 2024 là 5.7% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức đỉnh điểm 10.7% vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, tình hình lạm phát ở các quốc gia lại có sự khác biệt đáng kể. Trong khi một số quốc gia đã kiểm soát được, thì một số khác vẫn đang phải vật lộn để kiềm chế đà lạm phát.
JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào

Điều được quan tâm thị trường chứng khoán hiện tại là, đâu sẽ là dấu hiệu kết thúc của đợt phục hồi kéo dài 5 tháng của chứng khoán Mỹ. Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường chứng khoán Mỹ Dubravko Lakos-Bujas của JPMorgan Chase Co. cho rằng các nhà đầu tư sẽ khó có thể nhận diện mà sẽ bất ngờ khi điều đó xảy ra.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ