Modern Monetary Theory - Lý thuyết tiền tệ hiện đại

Modern Monetary Theory - Lý thuyết tiền tệ hiện đại

Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

16:00 09/07/2020

Trong bối cảnh sự ra đời của rất nhiều từ viết tắt nổi tiếng gần đây, như LOL (laugh out loud) hay WFM (work from home), chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về một từ viết tắt cũng không kém phần nổi tiếng khác trong giới tài chính – MMT (Modern Monetary Theory), hay Lý thuyết tiền tệ hiện đại. Thuật ngữ trên đại diện cho một tập hợp các ý tưởng kinh tế đã xuất hiện từ khá lâu, được đặt tên bởi một nhà kinh tế học người Úc, Bill Mitchell, đến từ Đại học Newcastle.

MMT có nghĩa là gì? Tại sao một lý thuyết kinh tế nghe khó hiểu và có vẻ phi thực tế như vậy đang tiếp tục được các nhà nghiên cứu phát triển và ủng hộ? Và tại sao một số người tin rằng nó sẽ cung cấp giải pháp cho những vấn đề kinh tế hiện tại của chúng ta về tình trạng thất nghiệp và nợ chính phủ gia tăng?

Tiền là gì?

Theo những người đề xướng MMT, các chính phủ là những người tạo ra tiền. Nhờ làm chủ được nguồn cung tiền của mình, các chính phủ có thể lựa chọn tạo ra đủ tiền để xóa bỏ tác động tiêu cực của tình trạng thất nghiệp ngay lập tức.

Tất nhiên, tiền được in bởi Chính phủ - các tấm giấy bạc hình chữ nhật và các đồng xu tròn bằng kim loại mà bạn và tôi trao đổi tại các quán cà phê và cửa hàng ngày nay. Trong một thời gian dài trước đây, các nhà kinh tế nghĩ rằng tiền tệ phải được đảm bảo bởi sức mạnh của một loại hàng hóa khan hiếm như vàng hoặc bạc – thứ nắm giữ chìa khóa cho giá trị của tiền trong nền kinh tế. Các cuộc tranh luận gay gắt đã nổ ra trong giới kinh tế trong suốt thế kỷ 20 về thiết kế chính xác cho một hệ thống tiền tệ toàn cầu.

Nhưng những người đề xuất MMT từ chối ý tưởng rằng tiền là một mặt hàng khan hiếm. Tiền, và giá trị mà nó nắm giữ, được quy định bởi quyền lực của chính phủ. Họ gọi đây là tiền pháp định (fiat money). Bởi vì các chính phủ kiểm soát nguồn cung tiền, bất kỳ khoản nợ nào được phát hành bằng tiền của họ không bao giờ phải trả.

Tại sao bạn vẫn phải đóng thuế nếu Chính phủ có thể tự in tiền?

Theo kinh tế học chính thống, các chính phủ phải cân đối khoản chi tiêu của họ bằng cách tăng thu thuế và vay mượn phần thiếu hụt còn lại. Bởi vì trên thế giới nguồn cung cho vay luôn hạn chế, khi chính phủ vay, họ phải cạnh tranh với những người vay tư nhân và cuối cùng đẩy lãi suất lên cao.

Theo MMT, chính phủ tạo ra tiền mới mỗi khi cần chi tiêu mà không cần phải vay bù đắp vốn thông qua quá trình phát hành trái phiếu. Nhưng bạn vẫn phải trả thuế theo MMT. Mặc dù các chính phủ MMT không bị hạn chế bởi nhu cầu tăng để bù đắp chi tiêu, thuế vẫn tồn tại. Tại sao? Thuế đóng vai trò khuyến khích công dân thực hiện trao đổi bằng đồng tiền phát hành bởi chính phủ của họ để thanh toán các hóa đơn thuế (và không sử dụng một đồng tiền thay thế như bitcoin hoặc một đồng tiền nước ngoài) và thứ hai, thuế giúp kiểm soát lạm phát bằng cách giảm sức mua của người dân khi cần thiết.

Còn lạm phát thì sao?

Những người chỉ trích MMT cáo buộc những người đề xướng rằng họ đã không nghĩ đến lạm phát và khả năng in tiền không giới hạn để tạo ra loại siêu lạm phát như tại Đức năm 1923. Trong thực tế, những người đề xuất MMT cũng lo lắng về lạm phát. Tuy nhiên trong trường hợp lạm phát cao, những người đề xuất MMT đề xuất rằng các chính phủ có thể giảm sức mua của người tiêu dùng bằng cách tăng thuế. Ngoài ra, các chính phủ có thể hạn chế áp lực lạm phát bằng cách áp đặt giới hạn cho vay tư nhân. Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng hợp lý nhất là khi chúng ta nhớ lại những gì Chính phủ đã làm trong các cuộc bùng nổ giá nhà đất gần đây.

Vai trò của một ngân hàng trung ương trong MMT

Trớ trêu thay, mặc dù MMT – lý thuyết tiền tệ hiện đại có từ “tiền tệ” trong tiêu đề, những người đề xướng thực sự không có hứng thú với những gì thường được gọi là “chính sách tiền tệ” của NHTW – thường liên quan đến việc thiết lập mức lãi suất. Trong thế giới của MMT, official cash rate chỉ nên được đưa về mức 0% và chính phủ nên chịu trách nhiệm quản lý nhu cầu trong nền kinh tế bằng chính sách tài khóa – bao gồm thuế và các quyết định chi tiêu. Ý tưởng này đi ngược lại hàng thập kỷ của chính sách tiền tệ chính thống, trong đó các chính phủ đã ủy thác quyền lực để làm dịu các biến động trong chu kỳ kinh doanh cho một ngân hàng trung ương độc lập.

Tại sao MMT nhận được nhiều sự chú ý trong hiện tại?

Có lẽ bởi vì những gì mà MMT đề xuất ngày càng giống với bối cảnh kinh tế thực hiện nay. Trên toàn cầu, lãi suất ở mức, hoặc gần bằng không. Chính sách tài khóa này càng đóng vai trò quan trọng, trong bối cảnh các ngân hàng trung ương gần như đã đã hết “đạn dược” để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Hơn nữa, các ngân hàng trung ương hiện đang đóng vai trò chính trong việc tạo ra tiền, bằng cách mua trái phiếu Chính phủ. Các Chính phủ có thể trực tiếp mở rộng cung tiền qua chi tiêu, bằng cách cắt bỏ vai trò của người trung gian này. Gần đây, khi các chính phủ đã tìm cách ngăn chặn tình trạng thất nghiệp hàng loạt phát sinh từ việc giãn cách xã hội với trợ cấp công việc, họ cũng đã tiến gần đến việc thực hiện một mục tiêu khác của MMT: đảm bảo việc làm.

Sự đảm bảo về việc làm

Những người đề xuất MMT nghĩ rằng mọi công dân trưởng thành nên được đảm bảo một công việc, dù với mức lương tối thiểu. Đảm bảo việc làm đầy đủ là sứ mệnh và là một yêu cầu đạo đức đối với những người ủng hộ MMT. Theo họ, tình trạng thất nghiệp là bằng chứng cho thấy một nhà độc quyền tiền tệ - Chính phủ - đang cố tình hạn chế việc cung cấp tiền và gây bất lợi cho công dân của mình. Vậy một công việc được đảm bảo sẽ như thế nào? Điều này không được nêu cụ thể trong MMT. Thật thú vị, hầu hết những người đề xuất MMT coi lý thuyết của họ là một công cụ để giữ duy trì lương, chứ không phải để trao quyền cho người lao động. Một trong những cách mà lạm phát được kiểm soát trong thế giới vận hành theo MMT là bằng cách gắn kết nhiều công nhân với một công việc được đảm bảo, với mức lương tương đối thấp.

Những công việc nào người lao động sẽ làm với một sự đảm bảo? Điều này cũng không được nêu rõ ràng. Hầu hết những người ủng hộ MMT nghĩ rằng, không giống như khái niệm thu nhập cơ bản phổ quát, sự bảo đảm việc làm nên cung cấp cho mọi người những công việc tích cực. Một số nhà phê bình cánh tả của MMT đã lưu ý rằng khái niệm này gần giống với một chương trình phúc lợi của Chính phủ ÚC tên là “Work for the Dole”

Những giới hạn của MMT

Vậy là, các chính phủ có thể thực sự độc quyền kiểm soát cung tiền? Và họ có thực sự sở hữu quyền đánh thuế công dân một cách không giới hạn? Không, sau đây là ý kiến của những nhà phê bình.

Về lý thuyết, công dân có thể từ chối sức mạnh cưỡng chế thuế của chính phủ bằng cách nổi loạn hoặc, ít nhất, bỏ phiếu cho một chính phủ khác có khả năng kiểm soát sự cưỡng chế này. Tiếp theo, sự kiểm soát chặt chẽ về tiền tệ sẽ khuyến khích các thị trường chợ đen hoạt động. Các loại tiền điện tử như bitcoin có thể đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển các hệ thống trao đổi thay thế. Thêm vào đó, nếu một người dân mất niềm tin vào khả năng kiểm soát nguồn cung của chính phủ, họ vẫn sẽ có phương tiện để tiến hành việc trao đổi của mình - mặc dù theo một cách hạn chế, bằng cách trao đổi giá trị thông qua hiện vật.

Động lực chính thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là mong muốn của mọi người trong việc giao dịch và trao đổi với một người khác, kể từ khi cuộc cách mạng chuyên môn hóa xuất hiện. Tiền tệ nằm ở trung tâm của hệ thống trao đổi đó. Và trung tâm của tiền tệ chính là niềm tin. Có bao nhiêu niềm tin có thể có trong một hệ thống mà các nhà hoạch định chính sách, và cuối cùng là các chính trị gia, nắm giữ quyền lực để tạo ra tiền không giới hạn? Không nhiều.

Và sau đó, câu hỏi về việc liệu các chính phủ được cấp một tấm séc trắng sẽ chi tiêu theo cách thực sự làm giảm thất nghiệp và cải thiện cuộc sống của người dân, như họ đã hứa. Cũng như việc chúng ra đã từng đánh giá quá cao khả năng của thị trường tự do để mang lại kết quả cho sự phát triển kinh tế, việc đánh giá quá cao sự toàn năng của công cụ lý thuyết để đưa ra quyết định tốt cần được xem xét một cách cẩn thận.

Liệu MMT có phải là câu trả lời cho những vấn đề hiện nay của chúng ta?

Hầu hết các nhà kinh tế nghĩ rằng điều này là không thể. MMT chắc chắn sẽ thách thức ý tưởng rằng các chính phủ phải chuyển hướng sang thắt lưng buộc bụng sau khi giải phóng kích thích tài khóa. Nhưng, giống như những người chỉ trích MMT đã thái quá trong việc coi chính sách này vô dụng, những người ủng hộ MMT dường như đánh giá thấp khả năng những mục tiêu của họ cũng có thể đạt được bằng khuôn khổ chính sách hiện tại.

Hiện nay, theo kinh tế học chính thống, các chính phủ nên can thiệp để hỗ trợ nhu cầu tư nhân và đầu tư vào các tài sản sẽ làm tăng năng lực năng suất của nền kinh tế theo thời gian. Trong thực tế, phần lớn mong muốn của những người đề xuất MMT - ít thất nghiệp và vai trò lớn hơn cho chính sách tài khóa trong quản lý kinh tế - có thể đạt được và đang được các chính phủ theo đuổi trong khuôn khổ kinh tế học chính thống.

Mối nguy hiểm thực sự và duy nhất hiện nay là khi các nhà hoạch định chính sách hoặc chính trị gia tin rằng các chính sách đó, như kích thích tài khóa và hỗ trợ việc làm, không tương thích với thực tế và bác bỏ chúng.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tìm hiểu về thuật ngữ "Hawkish"và "Dovish" trong phân tích cơ bản thị trường Forex.

Tìm hiểu về thuật ngữ "Hawkish"và "Dovish" trong phân tích cơ bản thị trường Forex.

Chắc có lẽ bạn đã từng nghe những chương trình bản tin tài chính nói điều gì đó liên quan đến: "Thống đốc NHTW có khả năng duy trì quan điểm hawkish khi số liệu kinh tế tỏ ra mạnh mẽ" hay "Bài phát biểu của chủ tịch FED cho thấy tín hiệu "dovish" hơn kỳ vọng"... Vậy hawkish và dovish là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ