Lợi suất trái phiếu đứng trước một "thế giới phẳng" trong năm 2022

Lợi suất trái phiếu đứng trước một "thế giới phẳng" trong năm 2022

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

11:14 09/12/2021

Đường cong lợi suất trái phiếu Mỹ sẽ phẳng dần khi Fed chuẩn bị tăng lãi suất trong năm tới.

Chênh lệch lợi suất 2/10 năm, hiện ở khoảng 78bp, có thể rơi xuống 54bp, mức gần với năm 2017, khi Fed cũng đang lục rục tăng lãi suất. Việc đường cong phẳng dần đang dự báo Fed sẽ tăng lãi suất 2 lần trong năm tới, trùng với kỳ vọng thị trường.

Dự báo này cũng rất hợp lý với những gì xảy ra trong quá khứ. Đường cong lợi suất đã giảm trung bình 123bp trong 3 chu kỳ tăng lãi suất trước. Nếu sóng gió đầu năm 2021 đều tập trung ở lợi suất dài hạn, lợi suất ngắn và trung hạn sẽ là tâm điểm của 2022.

Với phần bù kỳ hạn - rủi ro lãi suất có thể không diễn biến như kỳ vọng, đã sập về mức âm, có rất ít lý do để xa lánh trái phiếu dài hạn. Nói cách khác, lợi suất 10 năm khó có thể thoát khỏi mức hiện tại, giữ cho đường cong phần nào cố định. Tuy nhiên, lợi suất ngắn hạn thì như một quả bom hẹn giờ, chờ đợi nổ tung khi Fed bắt đầu tăng lãi suất. Nếu Fed tăng 7 lần đến cuối năm 2024, lợi suất 2 năm có thể bật lên 1.75%, cao nhất kể từ nửa sau năm 2019. Nhưng rủi ro sẽ là dịch bệnh khiến Fed nương tay hơn với lãi suất. Thị trường tiền tệ gần đây đang cực kỳ khó đoán, khi cực kỳ lạc quan ngày nọ, để rồi lại cực kỳ bi quan ngay hôm sau, tất cả do sự xuất hiện của chủng Omicron.

Nếu phần bù kỳ hạn bật tăng trở lại, đường cong lãi suất có thể sẽ dốc lên. Nhưng thước đo này vẫn đang ở mức âm kể cả khi lạm phát và kỳ vọng lạm phát đang ở đỉnh nhiều năm. Thị trường có lẽ tin rằng dù áp lực giá cả vẫn là rất lớn, kỳ vọng lạm phát sẽ không mất kiểm soát. Hơn nữa, với việc Fed đang nắm trong tay hàng nghìn tỷ USD trái phiếu, “Ngày Phán Xét” của trái phiếu dài hạn sẽ còn xa. Fed cũng mới chỉ cân nhắc cắt giảm bảng cân đối kế toán của mình trong các cuộc họp tới.

Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard nói rằng nên bắt đầu bán trái phiếu để giảm tải bảng cân đối kế toán thay vì cứ tiếp tục chờ đợi ngay sau khi thắt chặt xong. Với việc thiếu đi sự gấp rút đó từ bên trong Fed, đường cong lãi suất đang đứng trước·một “thế giới phẳng” trong năm 2022.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trọng tâm toàn cầu 28/03: Giá dầu tăng trở lại khi thương mại toàn cầu khởi sắc

Trọng tâm toàn cầu 28/03: Giá dầu tăng trở lại khi thương mại toàn cầu khởi sắc

Ngày 28/3, tình hình khu vực Biển Đỏ căng thẳng nhưng hoạt động thương mại toàn cầu tăng tốc và giá dầu phục hồi nhẹ. Hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng hóa được cải thiện, nhưng tồn kho dầu thô và xăng của Mỹ tăng hơn dự kiến ​​và tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu thô của Trung Quốc chậm lại. Giá dầu thô Brent tìm thấy ngưỡng kháng cự gần 87 USD.
Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?

Lạm phát toàn cầu đang có dấu hiệu hạ nhiệt, với mức tăng giá trung bình tại các nước phát triển trong tháng 1 năm 2024 là 5.7% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức đỉnh điểm 10.7% vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, tình hình lạm phát ở các quốc gia lại có sự khác biệt đáng kể. Trong khi một số quốc gia đã kiểm soát được, thì một số khác vẫn đang phải vật lộn để kiềm chế đà lạm phát.
JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào

Điều được quan tâm thị trường chứng khoán hiện tại là, đâu sẽ là dấu hiệu kết thúc của đợt phục hồi kéo dài 5 tháng của chứng khoán Mỹ. Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường chứng khoán Mỹ Dubravko Lakos-Bujas của JPMorgan Chase Co. cho rằng các nhà đầu tư sẽ khó có thể nhận diện mà sẽ bất ngờ khi điều đó xảy ra.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ