Liệu việc FED nâng lãi suất có đẩy nền kinh tế đến một cuộc suy thoái nghiêm trọng?

Liệu việc FED nâng lãi suất có đẩy nền kinh tế đến một cuộc suy thoái nghiêm trọng?

17:27 19/11/2021

Thị trường trái phiếu chính phủ diễn biến khó lường với đường cong lợi suất đang cho thấy những dấu hiệu đảo ngược. Phải chăng viễn cảnh FED sẽ sớm tăng lãi suất đang khiến nhà đầu tư bi quan?
Thị trường trái phiếu chính phủ diễn biến khó lường với đường cong lợi suất đang cho thấy những dấu hiệu đảo ngược. Phải chăng viễn cảnh FED sẽ sớm tăng lãi suất đang khiến nhà đầu tư bi quan?

Các báo cáo sản xuất của Fed Philadelphia và Kansas sẽ được phát hành trong ngày hôm nay, nhưng sự chú ý của thị trường đổ dồn vào số liệu thất nghiệp, phát hành thứ năm hàng tuần. Dự đoán mới nhất của Bloomberg rơi vào khoảng 260,000 đơn, một trong những con số thấp nhất hậu đại dịch. Việc Cục Thống kê Lao động đã thừa nhận sai sót lớn chưa từng thấy về việc không tính đến 626,000 việc làm trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9 - sẽ khiến Fed gặp khó khăn với tuyên bố chờ đợi số liệu việc làm bình thường trở lại trước khi hành động.

Trong bối cảnh đó, JP Morgan Chase cũng gia nhập nhóm các ngân hàng lớn dự đoán đợt nâng lãi suất đầu tiên sẽ rơi vào tháng 9 năm sau. Cùng ngày, lợi suất kỳ hạn 10 năm giảm từ 1,63% xuống 1,60%, điều gây bất ngờ bởi kỳ vọng tăng lãi suất thường thúc đẩy lợi suất TPCP. Có lẽ, phiên đấu giá TPCP kỳ hạn 10 năm hôm nay sẽ diến biến thú vị hơn dự đoán.

Thị trường trái phiếu dường như đang gây hoang mang cho tất cả chúng ta. Tờ Daily Shot đã cho thấy một trong những biểu đồ lạ lùng nhất mọi thời đại. Thật khó để không đặt dấu hỏi về một sự thay đổi trong kỳ vọng của thị trường, khi mà lợi suất TPCP kỳ hạn ngắn đang tăng cao hơn trong khi lợi suất kỳ hạn dài giảm xuống (đường lợi suất lõm). Điều này có nghĩa, thị trường dường như đang nhìn nhận việc tăng lãi suất vào năm sau sẽ làm chậm chạp nền kinh tế, nếu không muốn nói là dẫn đến một cuộc suy thoái nghiêm trọng.

Tương quan giữa lợi suất TPCP kỳ hạn 6 tháng và TPCP kỳ hạn 10 năm

Trong ảnh, sự tương quan giữa lợi suất TPCP kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài đang ở mức thấp chưa từng thấy. Nếu sự tương quan này tiếp tục suy yếu giống chúng ta sẽ thấy hai đầu đường cong lợi suất di chuyển theo hướng hoàn toàn trái ngược. Điều này có vẻ bất hợp lý, khi lợi suất ngắn hạn phản ứng với dấu hiệu lạm phát hiện tại, nhưng lợi suất dài hạn đang phản ánh kỳ vọng giảm phát trong 6-9 tháng tới - một viễn cảnh có thể không bao giờ xảy ra.

Ở một diễn biến khác, khác biệt trong thái độ về chính sách tiền tệ giữa Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và các ngân hàng trung ương lớn khác là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm của đồng euro. Tại Anh, lợi suất không mấy thay đổi trong tuần, giảm so với con số hàng tháng (-0.25%) nhưng tăng 0.73% so với cùng kỳ năm ngoái. Trên thị trường ngoại hối, so với USD, đồng bảng Anh đang nhận được một lực mua hỗ trợ khi rơi vào vùng quá bán. Đồng bảng Anh được kỳ vọng sẽ tăng giá, chủ yếu nhờ sự điều chỉnh các vị thế, hơn là một kỳ vọng về đợt tăng lãi suất sắp xảy ra do lạm phát tăng 4.2% theo như số liệu báo cáo trong tuần này.

Đồng thời, chúng tôi cho rằng đồng đô la sẽ quay trở lại đà tăng ngay sau khi đợt điều chỉnh kết thúc. Thật khó để nói đợt điều chỉnh này sẽ kéo dài đến bao giờ và cũng không loại trừ khả năng DXY sẽ đảo chiều, tuy nhiên khả năng này là khá nhỏ. Nghiêm túc mà nói, Hoa Kỳ có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ (tuy có thể chỉ là tạm thời), tỷ lệ thất nghiệp đáp ứng hoặc gần như đáp ứng các tiêu chí của Fed, lĩnh vực tài chính hoạt động ổn định và một thông báo về việc khóa van (taper) mà không dẫn đến cơn hoảng loạn (tantrum). Việc tăng lãi suất đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 6 khi việc taper kết thúc hay đến tận tháng 9 hầu như không là vấn đề đối với đồng đô la, và dường như chỉ có một cú shock tương tự như làn song Covid thứ tư mới có thể khiến mọi thứ trật đường ray lúc này. Lưu ý rằng thông thường kinh tế Mỹ diễn biến theo sau nước Anh, nhưng có lẽ sẽ không phải lần này, một phần vì Anh có mối bận tâm khác là Brexit – một ẩn số mà chỉ có khoảng 7 người biết điều gì đang thực sự diễn ra và những người còn lại trong chúng ta cảm thấy mệt mỏi đến mức không còn bận tâm theo dõi nó.

Vì vậy, lời khuyên là chờ đợi sự điều chỉnh kết thúc trước khi long USD. Đối với cặp GBPUSD, con số đó có thể là khoảng 1.3670. Với EUR/USD, xa hơn nữa - 1.1620. Điều này dựa trên chỉ báo ichimoku, nhưng vẫn còn các chỉ báo khác thể hiện mức kháng cự thấp hơn nhiều. Ví dụ, chúng ta có thể vẽ tay một đường kháng cự đối với đồng euro ở ngưỡng 1.1540. Việc phản ứng với đường kháng cự nào hoàn toàn tùy thuộc về ý chí của thị trường.

Barbara Rockefeller, Fxstreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?

Lạm phát toàn cầu đang có dấu hiệu hạ nhiệt, với mức tăng giá trung bình tại các nước phát triển trong tháng 1 năm 2024 là 5.7% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức đỉnh điểm 10.7% vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, tình hình lạm phát ở các quốc gia lại có sự khác biệt đáng kể. Trong khi một số quốc gia đã kiểm soát được, thì một số khác vẫn đang phải vật lộn để kiềm chế đà lạm phát.
JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào

Điều được quan tâm thị trường chứng khoán hiện tại là, đâu sẽ là dấu hiệu kết thúc của đợt phục hồi kéo dài 5 tháng của chứng khoán Mỹ. Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường chứng khoán Mỹ Dubravko Lakos-Bujas của JPMorgan Chase Co. cho rằng các nhà đầu tư sẽ khó có thể nhận diện mà sẽ bất ngờ khi điều đó xảy ra.
Cập nhật thị trường phiên Á 28/03/2024: TPCP Mỹ sụt giảm, chứng khoán châu Á chịu áp lực bởi thị trường Nhật Bản
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cập nhật thị trường phiên Á 28/03/2024: TPCP Mỹ sụt giảm, chứng khoán châu Á chịu áp lực bởi thị trường Nhật Bản

TPCP Mỹ giảm sau khi một quan chức Fed nhấn mạnh rằng dữ liệu kinh tế gần đây của Hoa Kỳ có thể khiến số đợt hạ lãi suất trong năm nay bị cắt giảm. Chứng khoán châu Á biến động trái chiều, chịu áp lực từ thị trường Nhật Bản.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ