Liệu khủng hoảng chuỗi cung ứng đã lên tới đỉnh điểm?

Liệu khủng hoảng chuỗi cung ứng đã lên tới đỉnh điểm?

Nguyễn Thanh Lịch

Nguyễn Thanh Lịch

Junior Analyst

09:51 05/01/2022

Theo một thước đo mới từ Fed New York, khủng hoảng chuỗi cung ứng, vốn đã ngăn dòng chảy hàng hóa và đẩy mạnh lạm phát, có vẻ đã đạt đỉnh.

Chỉ số mới, được gọi là Chỉ số áp lực chuỗi cung ứng toàn cầu (GSCPI), quan sát những gián đoạn đối chuỗi cung ứng kể từ năm 1997. Thước đo này từng dao động quanh mức trung bình trong quá khứ.

Theo các nhà nghiên cứu của Fed, áp lực chuỗi cung ứng gia tăng trong đại dịch đã làm lu mờ các mức tăng của trong quá khứ, bao gồm cả đợt sóng thần đánh sập ngành sản xuất của Nhật Bản vào năm 2011 và lũ lụt ở Thái Lan ảnh hưởng đến khả năng sản xuất ô tô và thiết bị điện tử của toàn cầu.

Nhóm các chuyên gia cho biết: “Các mức tăng đột biến trong GSCPI liên quan đến các sự kiện nói trên chưa là gì so với thời điểm đại dịch COVID-19 bắt đầu, khi Trung Quốc áp đặt các biện pháp đóng cửa. Chỉ số này sau đó đã giảm một thời gian ngắn khi sản xuất trở lại vào khoảng mùa hè năm 2020, trước khi tăng với tốc độ chóng mặt trong mùa đông năm 2020 (khi Covid trở lại)”.

Mô hình cho thấy áp lực nguồn cung toàn cầu đang ở độ lệch chuẩn khoảng 4.5 so với mức bình thường - một mức cực đoan chưa từng thấy kể từ năm 1997. Nhưng có thể sẽ hạ nhiệt bớt.

Các phát hiện mới nhất của chỉ số cho thấy sự gián đoạn chuỗi cung ứng, mặc dù cao trong lịch sử, nhưng “đã đạt đỉnh và có thể bắt đầu giảm nhẹ trong tương lai”. Dự báo này là tin tức đáng hoan nghênh đối với chính quyền Biden, trong nhiều tháng đã cố gắng xoa dịu sự tức giận của công chúng về giá thực phẩm và năng lượng tăng do chuỗi cung ứng. Lạm phát tiêu dùng, tăng 6.8% trong tháng 11, đã bào mòn sức mua của USD khi các mặt hàng từ sữa đến ô tô trở nên đắt đỏ hơn. Lạm phát YoY tháng 11 là nóng nhất kể từ năm 1982.

Các đảng viên Đảng Dân chủ cho rằng các vấn đề về chuỗi cung ứng sẽ được giải quyết khi họ ban hành chương trình lập pháp và người lao động có thể quay trở lại công việc của họ. Đảng Cộng hòa cũng đã thành công trong việc đổ lỗi cho Tổng thống Joe Biden và các đồng nghiệp của ông về việc áp lực giá tăng.

Trong một cuộc thăm dò gần đây do CNBC và Change Research công bố, 60% người Mỹ được hỏi cho biết họ không tán thành cách xử lý nền kinh tế của Biden, đánh dấu sự chấp thuận giảm 6 điểm so với tháng 9. Khoảng 72% không tán thành việc ông quản lý giá hàng hóa thiết yếu, trong khi 66% không tán thành nỗ lực hỗ trợ chi tiêu của ông.

Bộ chỉ số đầu tiên trong thước đo chính đo lường chi phí vận tải xuyên biên giới. Chúng bao gồm chỉ số Baltic Dry, theo dõi chi phí vận chuyển nguyên liệu thô, và chỉ số Harpex, theo dõi các thay đổi về tốc độ vận chuyển container. Fed cũng bổ sung các chỉ số của Bộ Lao động, đo lường chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đến và đi từ Hoa Kỳ.

Thêm vào đó các nhà kinh tế cũng sử dụng dữ liệu sản xuất cấp quốc gia từ khảo sát PMI. Các cuộc khảo sát PMI cung cấp thông tin chi tiết về mức độ nghiêm trọng của việc chậm trễ giao hàng đối với các nhà sản xuất và quy mô của các đơn đặt hàng tồn đọng ở các nền kinh tế lớn bao gồm Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc.

Fed sau đó đã cố gắng cô lập ảnh hưởng từ phía cung của dữ liệu PMI bằng cách loại trừ những thay đổi trong các đơn đặt hàng mới, được coi là thước đo cho nhu cầu. Vì hầu hết các nhà kinh tế đều đổ lỗi cho nguồn cung là nguyên nhân gây ra lạm phát cao, nên nhóm nghiên cứu đã cố gắng bỏ qua những thay đổi trong nhu cầu khỏi mô hình.

Fed New York đã kiểm tra tổng số 27 biến số để ước tính thước đo GSCPI. Các nhà nghiên cứu cho biết họ sẽ sớm xuất bản một bài đăng về các cú sốc GSCPI ảnh hưởng ra sao tới chỉ số giá cả, chẳng hạn như CPI.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ