Lạm phát - Dấu chấm hết cho dự luật kinh tế của tổng thống Biden?

Lạm phát - Dấu chấm hết cho dự luật kinh tế của tổng thống Biden?

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

10:09 21/12/2021

Chương trình kinh tế “Build Back Better” của tổng thống Joe Biden đã bị giáng một đòn trí mạng, khi thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Joe Manchin đã lên tiếng phản đối dự luật chi tiêu 2 nghìn tỷ USD của chính đảng mình.

Thượng nghị sĩ Joe Manchin (trái) đã phản đối dự luật chi tiêu của tổng thống Biden trước những nỗi lo lạm phát
Thượng nghị sĩ Joe Manchin (trái) đã phản đối dự luật chi tiêu của tổng thống Biden trước những nỗi lo lạm phát

Điều này đồng nghĩa với việc kế hoạch hiện tại sẽ không còn khả thi.

Một trong những lý do khiến ông Manchin phản đối kế hoạch chi tiêu này là lạm phát.

Áp lực giá cả tại Mỹ đang ở mức cao nhất trong gần 40 năm. Kế hoạch “Build Back Better” sẽ tăng thâm hụt ngân sách thêm 260 tỷ USD, theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội, và chỉ đổ thêm dầu vào ngọn lửa lạm phát.

“Lạm phát không tạm thời. Nó có thật, và nó sẽ kéo dài. Điều ta cần làm là sắp xếp tài chính thật quy củ,” ông Manchin nói trong ngày Chủ Nhật.

Và không có biện pháp nào Nhà Trắng có thể đề ra để giải quyết được việc đó.

Nợ công của Mỹ sắp vượt 29 nghìn tỷ USD. Với khả năng Mỹ giảm tải được đống nợ đó vẫn còn rất xa, thâm hụt ngân sách lên tới hàng nghìn tỷ USD cũng không giúp gì.

Đây là lý do tiềm ẩn tại sao Fed lại sẵn sàng để lạm phát tăng nóng, và chần chừ thắt chặt chính sách. Lạm phát khiến những khoản nợ khó duy trì dễ duy trì hơn bằng việc hạ thấp giá trị thực của nó.

Chỉ cần lãi suất tiếp tục bị giữ dưới mức lạm phát, đi vay tiền không phải là điều khó với Mỹ. Nợ cũng rất có lợi cho giới đầu cơ trên thị trường tài chính.

Cho đến khi lãi suất không còn thấp nữa.

Sóng gió đang chuẩn bị ập lên đầu những ai đã quá phụ thuộc vào tiền rẻ từ Fed. Đến một lúc nào đó, lãi suất sẽ tăng lại, vì Fed cần hãm lạm phát, hoặc kỳ vọng lạm phát buộc thị trường phải đánh giá lại rủi ro.

Các tài sản đã đón sóng đầu cơ từ tiền rẻ này gồm cổ phiếu, bất động sản, và cả tiền ảo. Khi giai đoạn thoát nợ đến gần, những tài sản này chịu rất nhiều rủi ro bán tháo.

Ngược lại, kim loại quý nhận rất ít dòng tiền đầu cơ trong thời gian gần đây. Dù nhu cầu kim loại thực vẫn đang ổn định, giao dịch hợp đồng tương lai đang bị chi phối bởi lực bán khống từ giới đầu tư tổ chức.

Trong khi đó, phần lớn các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ xa lánh vàng và bám víu với cổ phiếu & trái phiếu, cho tới khi các thị trường đó cũng sập.

Lạm phát đã gây rất nhiều áp lực lên thị trường trái phiếu. Lợi suất thực đang ở mức thấp kỷ lục: với CPI 6.8%, lợi suất danh nghĩa trái phiếu 1.4%, thì lợi suất thực chỉ là -5.4%.

Đây sẽ là một thảm họa với các trái chủ, nếu ảnh hưởng của lạm phát kéo dài. Tới giờ, cả chủ tịch Fed Powell cũng phải công nhận rằng lạm phát không còn tạm thời nữa.

Khi lạm phát bắt đầu bào mòn tài sản tài chính, sự dịch chuyển sang tài sản thực, như vàng và bạc, có thể đang không xa.

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Mối tương quan giữa thị trường chứng khoán Mỹ và một cái ao cá: Nước cạn thì cá chết!
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Mối tương quan giữa thị trường chứng khoán Mỹ và một cái ao cá: Nước cạn thì cá chết!

Qua cách ví von trên, ta thấy cổ phiếu cũng giống như cá tra trong ao vậy. Nước trong ao dồi dào thì cá béo múp, nước cạn thì cá khó mà lớn nổi. Đây cũng là điều mà thị trường chứng khoán Mỹ sắp phải đối mặt. Dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại gửi tại Fed, đặc biệt là sự biến động hàng tháng của lượng tiền này đang vẽ nên bức tranh ảm đạm cho thị trường chứng khoán trong ngắn hạn.
Cập nhật thị trường phiên Á 19.04: Chứng khoán châu Á sụt giảm, TPCP Mỹ tăng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Trung Đông
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cập nhật thị trường phiên Á 19.04: Chứng khoán châu Á sụt giảm, TPCP Mỹ tăng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Trung Đông

HĐTL chứng khoán Mỹ sụt giảm đầu phiên Á khi tâm lý về rủi ro thay đổi, đè nặng lên thị trường chứng khoán khu vực. Dầu và các tài sản trú ẩn như USD và TPCP Mỹ tăng trong bối cảnh thị trường toàn cầu rung chuyển trước các báo cáo về xung đột mới ở Trung Đông.
Úc trên đà hướng đến thặng dư ngân sách năm thứ hai liên tiếp. Định hướng trở thành "siêu cường năng lượng tái tạo"
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Úc trên đà hướng đến thặng dư ngân sách năm thứ hai liên tiếp. Định hướng trở thành "siêu cường năng lượng tái tạo"

Úc dự kiến sẽ đạt được thặng dư ngân sách thứ hai liên tiếp, bất chấp những khó khăn từ Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của họ và căng thẳng địa chính trị trên toàn cầu. Bộ trưởng Ngân khố, Jim Chalmers đưa ra thông báo này tại Washington, nơi ông đang tham dự các cuộc họp của IMF và World Bank.
Giới đầu tư cá nhân Trung Quốc sốt sắng "đào vàng" AI
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Giới đầu tư cá nhân Trung Quốc sốt sắng "đào vàng" AI

Nhà đầu tư cá nhân Trung Quốc đang đổ dồn sự chú ý vào các diễn đàn hỏi đáp do sàn giao dịch chứng khoán hỗ trợ - nơi những cuộc thảo luận diễn ra sôi nổi về tiềm năng bùng nổ của ngành AI. Trong vài tuần qua, chủ đề nóng hổi nhất trên các diễn đàn này chính là các công ty sẽ hưởng lợi khi Trung Quốc xây dựng hệ sinh thái AI riêng biệt của mình.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ