[Hướng dẫn toàn diện về tâm lý giao dịch] PHẦN 4. THIÊN KIẾN XÁC NHẬN (CONFIRMATION BIAS)

[Hướng dẫn toàn diện về tâm lý giao dịch] PHẦN 4. THIÊN KIẾN XÁC NHẬN (CONFIRMATION BIAS)

Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

10:34 03/07/2020

Bạn có luôn đi tìm kiếm những thông tin khẳng định niềm tin của bản thân?

Thiên Kiến Xác Nhận

Thiên kiến xác nhận xảy ra khi chúng ta đặt tầm quan trọng của quan điểm về thị trường mà chúng ta cho là đúng lên quá mức. Nó làm chúng ta chú ý hơn tới thông tin củng cố niềm tin của chúng ta rằng thị trường đang đi theo cách mà chúng ta muôn, và bỏ qua những thông tin chứng minh điều ngược lại. Ví dụ, nếu chúng ta vào một lệnh mua, và giá tăng 10 pip, chúng ta cảm thấy hạnh phúc vì thấy thị trường đi theo ý mình. Nhưng nếu thị trường sau đó giảm 20 pip, chúng ta cảm thấy đây chỉ là một điều chỉnh nhỏ, vì vậy nó “không đáng lo”.

Thiên kiến xác nhận là cách tâm trí chúng ta làm chúng ta cảm thấy tốt đẹp về bản thân. Nó về cơ bản là có hại nhiều hơn có lợi. Khi chúng ta vào lệnh, tâm trí chúng ta giả sử một thiên kiến tự nhiên là sẵn sàng chấp nhận thông tin làm chúng ta cảm thấy tốt đẹp. Đây là lý do tại sao chúng ta thường háo hức chốt các lệnh thắng thay vì để chúng chạy tiếp... tâm trí chúng ta nâng cao tầm quan trọng của lợi nhuận đang có lên, liên tục kêu gọi chúng ta chốt nó và bảo vệ lợi nhuận, ngay cả khi chúng rất nhỏ.

Chìa khóa để phá vỡ các thiên kiến tiêu cực như vậy là dùng một cách giao dịch mà không quan tâm về “các thiết lập giao dịch” hay “canh thời điểm vào/thoát”. Khi không có cách “đúng” hay “sai” để vào/thoát lệnh, thì chúng ta tối thiểu các hiệu ứng của các thiên kiến tâm lý vì sẽ không có gì phải chứng minh cả. Khi một lệnh đi ngược lại chúng ta, chúng ta sẽ không chỉ không quan tâm, mà chúng ta thực tế phải sẵn sàng tâm thế để chào đón nó, bạn sẽ phải luyện tập nhiều hơn để đạt tới trạng thái này.

Sợ thua lỗ

Học cách thực sự chấp nhận rủi ro trong giao dịch có thể khó, vì những thứ bạn đem ra đặt cược không chỉ có tiền bạc, mà còn bao gồm cả cái tôi của chúng ta. Thua lỗ không chỉ là kết quả về mặt tài chính, mà cả cảm xúc nữa. Khi giao dịch, nỗi sợ sai làm chúng ta tập trung vào “những điều có thể sai”, sau đó làm mờ mắt chúng ta khỏi các cơ hội giao dịch khác trong thị trường. Đừng hiểu sai ý tôi – tối thiểu thua lỗ là tốt. Trong thực tế, tài khoản giao dịch của chúng ta phụ thuộc vào điều đó. Nhưng có một ranh giới giữa việc cắt lỗ và giao dịch để tránh tổn thương cảm xúc. Khi tập trung của chúng ta là tránh thua lỗ, tâm trí của chúng ta trở nên cố định về việc “đợi lệnh dương”, thay vì để mắt tới các cơ hội mới khi xu hướng thay đổi.

Vượt qua nỗi sợ thua lỗ trong giao dịch

Các xu hướng thường dễ phát hiện, những nếu chúng ta cố định vào “việc tránh thua lỗ”, thì dễ bỏ qua một xu hướng mới xuất hiện. Đây là lý do tại sao các trader mới thường thấy khó để hồi phục từ một thua lỗ lớn khi xu hướng thay đổi – họ gắn bó cảm xúc với một lệnh đã thua. Thay vì tìm các cơ hội giao dịch trong một xu hướng mới, họ gắn với các thua lỗ từ xu hướng trước đó. Ngay thời điểm bạn vào lệnh, khả năng đó là lệnh thua luôn tồn tại. Việc lo lắng về nó là không liên quan – nó sẽ không tác động đến kết quả. Và khi chúng ta tập trung vào mặt không liên quan của việc thua lỗ, thì chúng ta không thể hỗ trợ mà bỏ qua các cơ hội rõ ràng trong thị trường. Nỗi sợ thua lỗ là một trong những thử thách quan trọng nhất cho trader mới phải vượt qua.

Được và mất

Hãy hình dung tôi và bạn, chúng ta đang ngồi trong một quán cafe. Tôi lấy ra tờ 100 $ trong ví, và đưa cho bạn. Không ràng buộc gì, nó là của bạn. 100 $ không phải là số tiền lớn, nhưng nó cũng có thể mua được thứ gì đó. Không tệ chứ?  Bây giờ thì hình dùng chúng ta lại ngồi cùng bàn. Tôi lấy ví bạn và lấy 100 $ trong đó. Tôi vừa lấy tiền của bạn. Tôi giờ giàu hơn 100 $ và bạn nghèo đi 100 $.

Bạn cảm thấy thế nào? Nếu bạn nghiêm túc trong bài tập này, thì đầu tiên bạn đã trải nghiệm cường độ khác nhau của nỗi đau và niềm vui, với cùng liều kích thích là 100$. Nói cách khác, nỗi đau của việc mất 100 $ nhiều hơn niềm vui khi kiếm được 100$. Dường như bất thường nhưng hiện tượng tâm lý này có một tác động lớn đến việc giao dịch. Ứng dụng ở đây là chúng ta sẽ cần thắng nhiều lệnh hơn chúng ta thua, chỉ để hòa vốn về cảm xúc! Không ngạc nhiên là quá nhiều trader cháy tài khoản do áp lực và thất vọng.

Các cảm xúc tiêu cực xuất hiện từ một lệnh thua mạnh hơn, rõ ràng hơn và khó quên hơn là các cảm xúc tích cực từ một lệnh thắng. Ngoài ra, khi ở trong một lệnh thua thì khả năng ra quyết định khách quan của chúng ta bị hạn chế. Chúng ta bị bẫy trong một vòng xoáy ngột ngạt của nỗi đau và sợ hãi... và chúng ta trở nên tuyệt vọng. Và thị trường yêu các trader tuyệt vọng vì các trader tuyệt vọng muốn trả bất kỳ giá nào để thoát khỏi lệnh thua và thoát khỏi việc tổn thương cảm xúc, qua đó cống nạp lợi nhuận cho các trader lý trí hơn.

Những điều trên có đúng với bạn không?

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làm cách nào để sống không nuối tiếc?
Võ Trí Mạnh

Võ Trí Mạnh

Junior Analyst

Làm cách nào để sống không nuối tiếc?

Eyal N. Danon là một huấn luyện viên cuộc sống, người sáng lập Nhóm tư vấn Ignite và là tác giả của “Nguyên tắc 18: Tận dụng tối đa mọi giai đoạn trong cuộc đời của bạn”. Dưới đây là phương pháp giảm thiểu những tiếc nuối khi về già của Danon.
Lý giải đà tăng khó hiểu của giá bằng lý thuyết "kẻ ngốc hơn"

Lý giải đà tăng khó hiểu của giá bằng lý thuyết "kẻ ngốc hơn"

Lý thuyết Greater Fool (kẻ ngốc hơn) là một lý thuyết về tâm lý học hành vi, lập luận rằng giá tăng bởi vì mọi người có thể bán chứng khoán được định giá quá cao cho một "kẻ ngốc hơn", cho dù chúng có được định giá quá cao hay không. Đó là tất nhiên, cho đến khi không còn kẻ ngốc nào dại dột hơn nữa.
FOMO trong giao dịch Forex và những cách khắc phục.
Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

FOMO trong giao dịch Forex và những cách khắc phục.

Đối phó với nỗi sợ bỏ lỡ - hay FOMO - là một kỹ năng có giá trị cao đối với các nhà giao dịch. FOMO không chỉ có tác động tiêu cực về mặt cảm xúc mà còn có thể làm lu mờ khả năng phán đoán và logic, vốn là vấn đề khó khăn nhất khi đưa ra một quyết định giao dịch.
Bạn có bị FOMO khi giao dịch không?
Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

Bạn có bị FOMO khi giao dịch không?

Để giúp các nhà giao dịch hiểu rõ hơn về khái niệm FOMO trong giao dịch và lý do tại sao nó xảy ra, bài viết này sẽ xác định các nguyên nhân và cách chúng có thể ảnh hưởng đến thành công của một nhà giao dịch.
Hướng dẫn cơ bản về tâm lý giao dịch
Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

Hướng dẫn cơ bản về tâm lý giao dịch

Tâm lý giao dịch là yếu tố thường bị bỏ qua nhưng lại là một phần vô cùng quan trọng trong bộ kỹ năng của một nhà giao dịch chuyên nghiệp. Qua loạt bài viết về Tâm lý giao dịch lần này, chúng ta sẽ cùng học cách quản lý cảm xúc và trau dồi tâm lý giao dịch của bạn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ