Hoa Kỳ mắc kẹt trong những bất ổn tồi tệ nhất từ trước tới nay

Hoa Kỳ mắc kẹt trong những bất ổn tồi tệ nhất từ trước tới nay

00:01 04/07/2020

Mặc dù đang đánh mất dần vị thế siêu cường của mình, Hoa Kỳ vẫn là đất nước bị truyền thông để ý và đánh giá nhiều nhất

Cho tới giữa năm, 2020 hóa ra lại là một trong những năm đen tối nhất trong lịch sử thời bình của nước Mỹ. Tuy nhiên nó cũng khẳng định vị thế dẫn đầu của quốc gia này. Đừng vội lo lắng rằng bài viết này thiếu logic. Hai tuyên bố trái ngược ở trên lại có phần bổ sung cho nhau.

Tuyên bố thứ nhất đến từ một cái nhìn tổng quan trên thực tế. Về số lượng ca tử vong vì Covid-19 trên thế giới, Hoa Kỳ chiếm ¼ thế giới. Người dân của nước này bị cấm hoàn toàn khỏi việc du lịch tới EU và lãnh thổ các quốc gia đồng minh. Thất nghiệp đang ở mức cao nhất từ trước tới nay. Vụ sát hại George Floyd đã phơi bây về sự bất bình đẳng về chủng tộc và tỷ lệ giết người cao tại Mỹ.

Kể cả trong cuộc Đại khủng hoảng đầy ám ảnh, người dân Mỹ vẫn có một Franklin Roosevelt lãnh đạo họ chứ không phải một Donald Trump thiếu định hướng. Trên cơ sở đó, khi kết quả của cuộc bầu cử tổng thống chưa ngã ngũ, những kịch bản tồi tệ hơn vẫn còn khả năng xảy ra.

Khi kết hợp những sự tiêu cực này, Hoa kỳ nhận được rất nhiều sự chỉ trích từ những quốc gia khác. Và điều đó cũng khẳng định cho tuyên bố thứ hai. Hoa Kỳ là nước duy nhất hiện nay mà những thất bại trong nước có thể tạo ra những cuộc biểu tình tại các quốc gia khác. Lấy ví dụ như Trung Quốc, những cuộc xung đột sắc tộc, hay luật an ninh quốc gia mới tại Hong Kong không thể lôi kéo được những người trẻ châu Âu ra đường biểu tình. Ít nhất là không phải một số lượng người lớn như trong cuộc biểu tình liên quan tới vụ việc Geogre Floyd. Và trong khi Hoa Kỳ “tự hủy” bằng những biện pháp “phòng tránh” Covid-19 của họ, các đất nước khác với số ca nhiễm kỷ lục (cụ thể là Anh) đã thoát khỏi đại dịch mà không ghi nhận số ca nhiễm khủng lồ hay thời gian trong đại dịch lâu như vậy.

Những sự hỗn loạn ở trong nước, hay số ca nhiễm gia tăng là cái giá mà Mỹ phải trả cho tiềm lực kinh tế và quân sự vượt trội. Đó là một khoản thuế đánh vào vị trí lãnh đạo thế giới, với một cái giá phải chăng. Tuy nhiên, hiện tại, với sự tăng trưởng của Trung Quốc về cả kinh tế và quân sự, ngay cả vị thế lãnh đạo này, Mỹ cũng khó lòng giữ nổi.

Và sau đó nước Mỹ sẽ cảm thấy họ đang ở trong thế giới tồi tệ chưa từng thấy. Sức mạnh so với các quốc gia nước ngoài và sự gắn kết ở trong đất nước đang có sự suy giảm rõ rệt. Nhưng sức ảnh hưởng tới nhân loại vẫn còn. Hệ quả đó là Mỹ phải chịu sự theo dõi chặt chẽ tới mức chưa có quốc gia nào từng trải qua – thậm chí là chịu đựng được. Và sự theo dõi càng chặt chẽ, càng nhiều lỗ hổng được phát hiện và vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ ngày càng bị tổn hại. Quá trình đó là một vòng luẩn quẩn.  

Khi những sự cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng phát triển, những lợi thế rõ rệt của Trung Quốc so với Hoa Kỳ ngày càng được phơi bày, bao gồm lực lượng dân số đông đảo hơn gấp 4 lần và chủ nghĩa đơn đảng có khả năng áp đặt kế hoạch dài hạn. Nhưng vấn đề của Trung Quốc là sự thiếu vắng sức ảnh hưởng tới thế giới, ít nhất là cho tới thời điểm hiện tại. Điều này thường được coi như một trách nhiệm, khả năng thu hút, về mặt văn hóa, so với đất nước của Netflix và các ngôi sao nhạc pop. Nhưng hệ quả đó là sự tự do hơn khi Trung Quốc không phải chịu quá nhiều áp lực đánh giá từ bên ngoài.

Một sự tăng trưởng “kín đáo” là những gì Trung Quốc đã đạt được trong những thập kỷ gần đây. Trong khi đó Hoa Kỳ bị lên án với những lý do trái chiều, sự suy yếu dần ở các tổ chức quốc tế, giống như một diễn viên không còn được đóng những vai diễn chính nhưng vẫn bị các paparazi săn đuổi. Những tội lỗi và sai lầm của Hoa Kỳ vẫn luôn bị lên án hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. Vậy thì điều có lợi cho Washington – tất cả mọi người trên thế giới đều quan tâm và có những quan điểm riêng xung quanh nước Mỹ – cũng gây những rắc rối nhất định cho người dân Mỹ.

Nước Mỹ vẫn luôn thu hút được sự chú ý của thế giới khi trật tự thế giới là đơn cực. Việc Mỹ tiếp tục giữ được sự quan tâm quốc tế cho tới năm 2020 cũng có 1 số lý do nhất định. Thứ nhất là sự cởi mở tương đối của đất nước đối với truyền thông. Một lý do tiếp theo, củng cố cho lý do thứ nhất đó là ngôn ngữ Anh: những người dân châu Âu trung bình (hoặc Nigeria hoặc Úc) dễ dàng theo dõi những tin tức về Hoa Kỳ hơn là những tin tức đó tại Trung Quốc. Tuy nhiên một lý do quan trọng cần được đề cập đến, đó là hình ảnh nước Mỹ với tư cách là tiêu chuẩn cho cả thế giới. Những kẻ chỉ trích sẽ cố gắng bới móc các khuyết điểm và dấu hiệu của sự sụp đổ, ngay cả khi họ chỉ làm như vậy với một sự thích thú hời hợt hoặc với sự đạo đức giả của mình. Ngài Trump, người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, thường có xu hướng tránh né nhắc về Mỹ như một thử nghiệm đạo đức của nhân loại. Những người kế vị của ông nên học theo điều này, nếu đó là thứ hay ho duy nhất trong nhiệm kỳ của ông.

Tuần này, chính phủ Anh đã đặt tên một số chính sách theo tổ hợp đạo luật, chính sách New Deal của tổng thống Roosevelt, một chương trình mà hiệu quả của nó gây tranh cãi suốt 90 năm được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, tại các lục địa khác nhau. Cái cách Mỹ vẫn luôn là điểm tham chiếu cho thế giới thật đáng ấn tượng. Đó là một dấu ấn của thời gian, đại diện cho một sức mạnh không thể bị khuất phục. Nhưng đồng thời cái giá phải trả cũng đau đớn không kém. Quyền lực của Mỹ đang dần bị dịch chuyển, nhưng những hệ lụy - cái giá phải trả vẫn còn nằm lại trên đất nước Mỹ.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Góc nhìn chuyên sâu của Bloomberg về lạm phát của Hoa Kỳ
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Góc nhìn chuyên sâu của Bloomberg về lạm phát của Hoa Kỳ

Dữ liệu lạm phát tháng 3 của Hoa Kỳ đã được công bố vào ngày 10/4 vừa qua và một lần nữa lại nóng hơn dự kiến. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp góc nhìn của John Authers, chuyên gia của Bloomberg về tình hình lạm phát của Hoa Kỳ cũng như các kỳ vọng cắt giảm lãi suất
Lạm phát đang trở thành cơn ác mộng chính trị đối với Fed
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Lạm phát đang trở thành cơn ác mộng chính trị đối với Fed

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngày càng phải đối mặt thêm với những vấn đề liên quan đến lạm phát. Dữ liệu lạm phát lại tiếp tục gia tăng và thị trường thị trường đang dự đoán rằng ngân hàng trung ương sẽ không cắt giảm lãi suất ít nhất là cho đến giữa tháng 9. Đây cũng là thời điểm mà các nhà hoạch định chính sách gặp nhau lần cuối trước cuộc tổng tuyển cử giữa Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump diễn ra vào ngày 5/11. Vì vậy, liệu các nhà hoạch định chính sách sẽ chọn điều tốt nhất cho danh tiếng của họ hay cho nền kinh tế?
Diễn biến thị trường trong tuần đầu tháng Tư
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Diễn biến thị trường trong tuần đầu tháng Tư

Trong hai ngày đầu tháng Tư, thị trường đã có dấu hiệu tiêu cực nhưng nó không ảnh hưởng quá lớn. Những thay đổi đột ngột của thị trường khiến cho danh mục đầu tư truyền thống trở nên kém hiệu quả. Xu hướng thị trường sau khi đo bằng nhiều chỉ số khác nhau, đã cho thấy sự ổn định của thị trường và tương lai tăng trưởng trong ba năm tới
Cùng Kaiko Research phân tích tâm điểm sự kiện Bitcoin Halving
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cùng Kaiko Research phân tích tâm điểm sự kiện Bitcoin Halving

BTC đã có một khởi đầu không ổn định trong quý mới, đóng cửa tuần trước không thay đổi trước khi tăng lên trên 72 nghìn USD vào đầu ngày thứ Hai. Trong một tin tức khác, giao thức DeFi Ethena đã airdrop token ENA của mình, Ripple đã công bố một stablecoin và Ethereum Foundation đề xuất giảm việc phát hành ETH. Tuần này chúng ta sẽ tìm hiểu: định vị thị trường trước sự kiện Bitcoin halving, Airdrop token ENA của Ethena, sự bùng nổ của thị trường phái sinh và sự vượt trội của Bitcoin nếu xem xét tương quan risk-return.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ