Hai yếu tố chính đang dẫn dắt giá dầu ở hiện tại là gì?

Hai yếu tố chính đang dẫn dắt giá dầu ở hiện tại là gì?

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

11:45 14/10/2020

Giá dầu ổn định trong phiên giao dịch châu Á khi hy vọng về gói kích thích tài khóa trước cuộc bầu cử Mỹ đang mờ dần và nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng trong tháng trước.

Giá Hợp đồng tương lại tại New York giảm xuống mức $40/thùng sau khi đóng cửa tăng 2% vào thứ Ba. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã từ chối đề xuất từ lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell về cách tiếp cận quy mô nhỏ hơn đối với gói kích thích mới và yêu cầu một lời đề nghị sửa đổi từ Nhà Trắng. Đồng Dollar mạnh hơn cũng phần nào khiến giá dầu suy yếu.

Nhập khẩu Dầu của Trung Quốc tăng 2.1% so với tháng trước đó trong tháng 9, dữ liệu chính thức cho thấy hôm thứ Ba. Sự phục hồi nhu cầu mua của nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới là một điều tích cực hiếm hoi giữa bối cảnh sự bùng phát Covid-19 đang đe dọa nhu cầu sử dụng dầu vốn đã ảm đạm.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC đã cắt giảm dự báo về lượng dầu thô mà các nước này sẽ cần khai thác trong năm tới, vài ngày trước khi các bộ trưởng đánh giá tác động của việc hạn chế nguồn cung. Thái tử Ả Rập Xê-út Mohammed Bin Salman và Tổng thống Nga Vladimir Putin thúc giục liên minh OPEC+ tuân theo các thỏa thuận cắt giảm sản lượng, gia tăng áp lực lên các thành viên khác để giảm đầu ra.

“Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu đà phục hồi nhu cầu nhưng các cuộc đàm phán về kích thích tài khóa đáng thất vọng của Mỹ cũng đang đè nặng lên thị trường,” Howie Lee, nhà kinh tế tại Oversea-Chinese Banking Corp. ở Singapore, cho biết. Nhu cầu suy yếu có nghĩa là dầu thô Brent khó có thể tăng trở lại trên mức $50/thùng trong ngắn hạn, ông nói.

Cập nhật giá cả

  • Giá giao tháng 11 của WTI giảm 0.3% xuống $40.08/thùng trên New York Mercantile Exchange lúc 11:01 sáng nay.
  • Giá dầu Brent giao tháng 12 giảm 0.3% xuống $42.34 trên sàn giao dịch ICE Futures Europe sau khi tăng 1.8% vào thứ Ba.

OPEC cho biết họ sẽ cần bơm 27.46 triệu thùng/ngày trong quý này để đáp ứng nhu cầu toàn cầu, ít hơn 900,000 thùng so với ước tính hồi tháng 9. Nhóm này nhận thấy nguồn cung ngoài OPEC tăng, chủ yếu đến từ Mỹ. Nhu cầu dầu toàn cầu sẽ giảm 8% trong năm nay và có thể sẽ không trở lại mức trước Covid-19 cho đến năm 2023, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết hôm thứ Ba.

Các thành viên OPEC + sẽ ngồi lại vào ngày 30 tháng 11 đến ngày 1 tháng 12 cho một cuộc họp bao gồm các bộ trưởng để quyết định xem có nên giảm quy mô của chương trình cắt giảm sản lượng hiện tại từ gần 8 triệu thùng/ngày xuống 6 triệu thùng/ngày kể từ tháng 1 hay không. Liên minh này vẫn đang lên kế hoạch tiến tới việc nới lỏng các hạn chế, Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Suhail Al Mazrouei cho biết tại Diễn đàn Tình báo Năng lượng.

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Dầu thô bất biến giữa thị trường vạn biến
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Dầu thô bất biến giữa thị trường vạn biến

Dầu thô gần như đi ngang trước cuộc tấn công chưa từng có của Iran nhằm vào Israel, một dấu hiệu cho thấy thị trường tin tưởng rằng xung đột sẽ được kiểm soát. Giá dầu Brent chỉ tăng nhẹ 0.7% lên 91.05 USD/thùng trước khi sideway.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ