Fed đang quốc hữu hóa thị trường tài chính?

Fed đang quốc hữu hóa thị trường tài chính?

10:01 06/07/2020

Nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed thực hiện những gì thị trường đang mong mỏi và thực hiện kiểm soát đường cong lợi suất, Fed sẽ tạo ra một điều chưa từng có tiền lệ: Ngân hàng trung ương quyền lực “nhất quả đất” sẽ kiểm soát không chỉ khối lượng tiền trong nền kinh tế lớn nhất thế giới, mà còn cả giá của nó.

Fed đang theo dõi chặt chẽ sự triển khai đầy thận trọng của Ngân hàng trung ương Úc đối với các chính sách tiền tệ phi truyền thống – RBA giới hạn trần lợi suất đối với trái phiếu có kỳ hạn từ 3 năm trở xuống ở mức 0.25%.

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Fed đã áp dụng các chính sách mạnh mẽ hơn rất nhiều so với RBA. Họ đã mở rộng bảng cân đối kế toán đáng kể trong môi trường hậu khủng hoảng, mua lượng trái phiếu và nợ thế chấp trị giá hàng nghìn tỷ USD thông qua hàng loạt các chương trình Nới lỏng định lượng (QE) làm cho tiền giá rẻ tràn ngập hệ thống tài chính Mỹ.

Những chương trình này đã kìm nén mặt bằng lãi suất và buộc các nhà đầu tư phải chấp nhận chạy theo rủi ro lợi nhuận suy giảm ngày càng lớn. Nó tạo ra các điều kiện cho sự bùng nổ ở những loại tài sản tài chính như cổ phiếu và bất động sản, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp và hộ gia đình “ngấu nghiến” vay lấy các khoản nợ giá rẻ.

Đối mặt với cuộc nổi dậy của thị trường tài chính vào năm 2018, khi mà vừa mới chuẩn bị bắt đầu tháo gỡ các chương trình QE và bình thường hóa mặt bằng lãi suất của Mỹ, Fed đã phải hoãn việc thắt chặt lại. Họ lại cắt giảm lãi suất và tạm dừng kế hoạch thu hẹp bảng cân đối kế toán.

Rồi sau đó đại dịch kéo đến, Cục Dự trữ Liên bang một lần nữa cắt giảm lãi suất điều hành xuống mức 0%. Họ cũng triển khai một loạt các chương trình mới để mua trái phiếu và nợ thế chấp mà thậm chí đã vượt xa hơn cả những gì họ đã làm để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính, bằng những biện pháp còn mới lạ hơn chẳng hạn như mua trái phiếu doanh nghiệp trực tiếp trên thị trường thứ cấp.

Đây là một cấp độ can thiệp sâu chưa từng thấy. Giới hạn mức trần lợi suất trái phiếu hay việc kiểm soát đường cong lợi suất sẽ càng làm sự táo bạo tăng thêm. Các nhà đầu tư Mỹ kỳ vọng Fed sẽ áp dụng giới hạn trần lợi suất, nhưng là với các kỳ hạn dài hơn so với trái phiếu ba năm mà RBA nhắm tới.

Mặc dù đây có thể trông như một sự thay đổi tương đối nhỏ về chiến lược (từ một chương trình QE gián tiếp sang trực tiếp điều chỉnh giá của tiền bằng cách bơm thẳng vào nguồn cung tiền), kiểm soát trực tiếp lợi suất là một điều gì đó hơn thế rất nhiều.

Đối với giám đốc chiến lược Châu Á Thái Bình Dương và toàn cầu của Macquarie, Viktor Shvets, kiểm soát đường cong lợi suất sẽ là mắt xích cuối cùng để các bộ phận của khu vực tư nhân, như thị trường vốn, được quốc hữu hóa về mặt bản chất.

Trước đây các tín hiệu về giá cả và việc định giá rủi ro vẫn bị ảnh hưởng bởi thị trường, lu mờ đi bởi những can thiệp của ngân hàng trung ương sau khủng hoảng, thì nay sẽ do các ngân hàng trung ương kiểm soát, quyết định đâu là nơi tín hiệu được phát ra.

Vai trò của thị trường và tầm ảnh hưởng của những người tham gia trong đó sẽ bị giảm sút nghiêm trọng.

Nếu Fed đưa vào áp dụng trần lợi suất để đối phó với thiệt hại kinh tế do đại dịch gây ra, họ sẽ còn thấy khó khăn hơn nữa trong việc thoát khỏi các chính sách phi truyền thống của mình so với trước đây, thậm chí gần như bất khả thi.

Sự gia tăng dài hạn về khối lượng tiền lưu thông trong hệ thống tài chính và nền kinh tế quan trọng nhất của thế giới cùng với việc mở rông bất tận các khoản vay rẻ sẽ kéo dài dai dẳng thêm những gì mà người tiết kiệm đã phải trải qua kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, gia tăng khoảng cách giàu nghèo và khuyến khích sử dụng nhiều đòn bẩy hơn nữa trong một thế giới đã phải gánh nợ nần quá chồng chất.

Thế giới đã đi vào đại dịch với đống nợ cao nhất trong lịch sử và đáng lo ngại và ở mọi cấp độ của nền kinh tế. Cụ thể, nợ chính phủ Hoa Kỳ đã tương đương với khoảng 80% GDP của cả đất nước trong năm ngoái. Với gần 6 nghìn tỷ USD được thêm vào thâm hụt ngân sách chính phủ trong hai năm tới do các biện pháp của quốc hội đối với sự bùng phát của COVID-19, tỷ lệ nợ trên GDP của Mỹ dự kiến ​​sẽ đạt 108% vào cuối năm sau.

Do đó, một trong những hệ quả lớn của đại dịch sẽ là thêm nhiều nợ hơn nữa tại Mỹ và các nơi khác, điều này sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng trung ương trong việc thu hẹp khối lượng tiền trong hệ thống của họ hoặc cho phép tiền tăng giá.

Tỷ lệ các “công ty xác sống” ở Mỹ - các doanh nghiệp niêm yết mà chỉ còn tồn tại được vì lãi suất cực thấp và tiếp tục tiếp cận được các khoản nợ rất rẻ cho phép họ trang trải chi phí lãi vay - hiện ước tính gần 20%.

Thậm chí sẽ có nhiều “công ty xác sống” và vấn đề sử dụng vốn không hiệu quả sẽ nghiêm trọng hơn cả bây giờ nếu các chính sách tiền tệ hiện tại được mở rộng ra trong tương lai.

Mức độ và cách mà các doanh nghiệp và hộ gia đình “xác sống” bị cuốn vào các nền kinh tế, sẽ gây rất nhiều khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả thi cho các ngân hàng trung ương tự thoát khỏi các phản ứng chính sách của đầu tiên là cuộc khủng hoảng tài chính và bây giờ là đại dịch.

Điều đó sẽ đóng vai trò như một cú hãm phanh đối với tăng trưởng kinh tế và tạo ra sự biến dạng liên tục trên thị trường tài chính, mặc dù có thể tốt cho các nhà đầu tư vì loại bỏ rủi ro vĩnh viễn, nhưng điều này sẽ chia cắt sâu sắc hơn nữa thị trường tài chính khỏi bất kỳ mối quan hệ trực tiếp nào với các nền kinh tế thực. Khái niệm về một thị trường hiệu quả thúc đẩy phân bổ tiết kiệm và hoạt động sản xuất sẽ biến mất.

Với sự can dự ngày càng mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương vào hệ thống tài chính, bối cảnh kinh tế và thị trường tài chính mới đang nổi lên sẽ khác biệt hoàn toàn so với những gì chúng ta đang có, nó sẽ là một môi trường mà trong đó các ngân hàng trung ương cùng với chính phủ nắm giữ vai trò to lớn hơn bao giờ hết.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Báo cáo biến động Vàng hàng tuần
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Báo cáo biến động Vàng hàng tuần

Giá trị hợp đồng tương lai vàng khi kết thúc phiên giao dịch thấp hơn mức trung bình trong 9 ngày gần nhất theo đường SMA, điều này cho thấy xu hướng giảm giá trong ngắn hạn. Thị trường đóng cửa dưới mức chỉ báo động lực biến đổi giá hàng tuần càng làm xu hướng này trở nên rõ nét hơn. Nhà giao dịch được khuyến nghị rằng nên chốt lời tại mức 2314-2253 USD trong ngắn hạn và chờ tín hiệu thay đổi trong dài hạn.
Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất

Áp lực lạm phát khiến nhiều người nghi ngờ về kế hoạch giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang vào tháng 6. Chỉ số giá tiêu dùng vượt kỳ vọng khi tăng 3,5% trong tháng 3 đã làm dấy lên lo ngại về nền kinh tế. Một số nhà kinh tế đã thay đổi dự đoán về thời gian Fed cắt giảm lãi suất sẽ xảy ra vào tháng 7 và tháng 9.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ