ECB tăng lãi suất 50 điểm cơ bản, cam kết tiếp tục thắt chặt vào tháng 3

ECB tăng lãi suất 50 điểm cơ bản, cam kết tiếp tục thắt chặt vào tháng 3

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

11:04 03/02/2023

Trong tuyên bố của mình, ECB cam kết “duy trì lộ trình tăng lãi suất với tốc độ ổn định” và, bằng ngôn ngữ cứng rắn khác thường, cho biết họ dự định sẽ tăng thêm 50 điểm cơ bản vào tháng Ba. Sau 4 lần tăng lãi suất trong năm 2022, lần thắt chặt thứ 5 đã lần đầu tiên đưa lãi suất khu vực đồng euro ra khỏi vùng âm kể từ năm 2014.

Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, cam kết tiếp tục thắt chặt vào tháng 3
Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, cam kết tiếp tục thắt chặt vào tháng 3

Đúng như dự đoán, Ngân hàng Trung ương châu Âu hôm thứ Năm đã tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, đưa lãi suất cơ bản lên 2.5%.

Trong một tuyên bố, ECB cam kết “duy trì lộ trình tăng lãi suất với tốc độ ổn định” và, bằng ngôn ngữ cứng rắn khác thường, cho biết họ dự định sẽ tăng thêm 50 điểm cơ bản vào tháng Ba.

ECB cho biết việc giữ lãi suất ở mức cao sẽ kiểm soát đà tăng giá cả qua việc làm giảm nhu cầu. Quyết định tại các cuộc họp trong tương lai sẽ phụ thuộc vào dữ liệu, ngân hàng này cho biết thêm.

Thị trường dường như coi thông báo này là một dấu hiệu cho thấy chu kỳ tăng lãi suất sắp kết thúc.

Động thái này diễn ra sau 4 lần tăng lãi suất trong năm 2022, đưa lãi suất khu vực đồng euro được đưa ra khỏi vùng âm lần đầu tiên từ năm 2014.

Số liệu sơ bộ được công bố hôm thứ Tư cho thấy lạm phát Eurozone đã giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 1, nhưng lạm phát toàn phần vẫn ở mức cao 8.5%. Lạm phát cơ bản, loại trừ giá năng lượng và thực phẩm, không đổi ở mức 5.2%.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết tại một cuộc họp báo sau quyết định này: “Áp lực giá vẫn còn mạnh, một phần là do chi phí năng lượng cao đang lan rộng khắp nền kinh tế.

Đề cập tới bức tranh kinh tế của Eurozone, bà lưu ý rằng tăng trưởng đã chậm lại ở mức 0.1% trong quý IV và dự kiến vẫn sẽ yếu trong thời gian tới, do bất ổn địa chính trị vẫn tiếp tục và các điều kiện tài chính thắt chặt hơn sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng.

Tuy nhiên, bà tiếp tục: “Những rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế đã phần nào bớt đi,” lưu ý rằng nguồn cung cấp khí đốt đã ổn định hơn, áp lực nguồn cung đang giảm bớt, niềm tin của người tiêu dùng được cải thiện, đồng thời lương tăng và giá năng lượng thấp hơn sẽ thúc đẩy tiêu dùng.

Bà nói: “Nhìn chung, nền kinh tế đã chứng tỏ khả năng phục hồi tốt hơn dự kiến ​​và sẽ cải thiện trong những quý tới.

Lagarde cũng cho biết các chính phủ nên giảm hỗ trợ giá năng lượng để tránh làm tăng áp lực lạm phát trong trung hạn.

Sylvain Broyer, nhà kinh tế trưởng thị trường châu Âu, Trung Đông và châu Phi tại S&P Global Ratings cho biết, hiện tại có vẻ như lãi suất của ECB sẽ đạt đỉnh trong khoảng 3% đến 3.5%, nhưng rất khó để đưa ra một con số chính xác từ thông báo hôm thứ Năm.

“Việc dự đoán nền kinh tế châu Âu vẫn còn phức tạp, vì nó phải chịu ảnh hưởng từ các yếu tố đối lập và không đồng bộ… Sẽ là quá sớm để cho rằng ECB sẽ cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay,” Broyer nói.

Thắt chặt định lượng

Tháng 12 vừa rồi, ECB đã thông báo rằng từ tháng 3, họ sẽ bắt đầu thu hẹp bảng cân đối kế toán trị giá 5 nghìn tỷ euro (5.49 nghìn tỷ USD), trung bình 15 tỷ euro mỗi tháng cho đến cuối tháng 6 năm 2023.

ECB đã bơm hàng tỷ đô la vào nền kinh tế (thông qua mua trái phiếu) trong thập kỷ qua để cố gắng kích thích tăng trưởng trong các cuộc khủng hoảng khác nhau, như đại dịch Covid-19. Việc thu hẹp bảng cân đối kế toán và bán bớt danh mục đầu tư trái phiếu được coi là một cách khác nhằm thắt chặt chính sách ngoài việc tăng lãi suất.

Vào thứ Năm, ECB nói rằng nó sẽ tiếp tục tái đầu tư một phần khoản nợ đáo hạn của mình. Tái đầu tư vào thị trường trái phiếu được coi là yếu tố kích thích và có thể giảm bớt áp lực lên chi phí đi vay đối với một số quốc gia.

“Số tiền tái đầu tư còn lại sẽ được phân bổ tương ứng theo tỷ lệ của từng chương trình cấu thành nên APP (chương trình mua tài sản). Với chương trình hỗ trợ khu vực công (PSPP), tiền sẽ được phân bố theo tỷ lệ được quy đổi từ quyền quyết định từ chính phủ”, tuyên bố của nó cho biết.

Lagarde nói trong cuộc họp báo rằng việc bình thường hóa bảng cân đối kế toán không phải là công cụ chính của họ và nên được coi là một chính sách bổ sung cho việc tăng lãi suất.

Bà nói rằng các chi tiết của kế hoạch dựa trên các nguyên tắc “liên tục và nhất quán” cùng với “sự đơn giản và trung lập” và rằng ECB sẽ thông báo rõ ràng về hướng đi của mình.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ