Dự báo triển vọng thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2020

Dự báo triển vọng thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2020

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

23:05 07/07/2020

Ba xu hướng chính cần phải quan sát kỹ trong phần còn lại của năm 2020 gồm tình hình việc làm, số ca nhiễm coronavirus và tiến triển trong điều chế vaccine

  • Tháng 6 đã chính thức khép lại với mức tỷ suất lợi nhuận Quý II/2020 cao hiếm có của các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ.
  • Hướng tới phần còn lại của năm 2020, sẽ có ba xu hướng chính sẽ cần phải quan sát kỹ: Số lượng việc làm, số ca nhiễm coronavirus và tiến triển trong điều chế vaccine.
  • Vào ngày 03/07, số ca nhiễm bệnh mới tại Mỹ đã lên mức kỷ lục là 55,000 ca. Trong bối cảnh đó, vaccine mới nhiều khả năng sẽ phải đợi tới đầu năm 2021.

Tỷ suất lợi nhuận trong Quý II/2020 đạt mức rất ấn tượng!

Tháng 6 đã chính thức khép lại với mức tỷ suất lợi nhuận Quý II/2020 cao hiếm có của các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ. Cụ thể, chỉ số Dow Jones kết thúc quý II với mức tăng 18%, mạnh nhất kể từ năm 1987. Tương tự đối với S&P 500 là mức tăng vọt 20%, mức đỉnh kể từ năm 1998. Và cuối cùng, Nasdaq Composite có Quý tăng mạnh nhất kể từ năm 1999, đạt mức 31%. Chắc rằng tất cả mọi người đều rất ngạc nhiên về sự bật tăng trên, chủ yếu do tác động từ Cục dự trữ liên bang Mỹ và các chương trình kích thích kinh tế của Chính phủ Mỹ.

Biểu đồ 1: Các chỉ số chứng khoán Mỹ trải qua Quý tốt nhất trong nhiều thập kỷ. Nguồn: CNBC

Những vấn đề gì cần quan sát trong nửa sau của năm 2020?

Cùng nhìn vào 6 tháng cuối năm, có ba điều tôi muốn đề cập đến mà có thể sẽ giúp kéo dài đà tăng trưởng của thị trường. Đầu tiên sẽ là báo cáo về tình hình việc làm để xem rằng liệu mọi người đã quay trở lại làm việc hay chưa. Thứ hai, đó là liệu rằng dịch bệnh Covid-19 có thể có diễn biến tích cực hơn (điều chưa xảy ra vào hiện tại). Và cuối cùng, đó là liệu sẽ tiếp tục có những bước tiến trong việc điều chế vaccine. Nếu điều này diễn ra sớm hơn so với dự kiến, thị trường có thể sẽ tiếp tục kéo dài đà tăng giá.

Tình hình việc làm – dù vẫn duy trì xu hướng tích cực nhưng hẵng vẫn còn quá sớm

Theo một khảo sát trên trang NPR.org, “Các chủ doanh nghiệp cho biết số lượng người lao động trên bảng lương đã tăng thêm khoảng 4.8 triệu, việc làm phục hồi chủ yếu trong các ngành bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi dịch bệnh, bao gồm giải trí, nhà hàng khách sạn và dịch vụ y tế, bao gồm các phòng khám đa khoa và nha khoa.”. Đây là một tín hiệu tốt cho việc các công ty đang bắt đầu tuyển dụng trở lại. Cần nhớ rằng khoảng 40% số việc làm tăng lên tháng trước là trong ngành giải trí, nhà hàng và khách sạn. Đây là lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất tới thời điểm này do đại dịch.

Biểu đồ 2: Tình hình việc làm tại Mỹ. Nguồn: NY Times

Thêm vào đó, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức 11%. Tuy nhiên, con số này không thực sự phản ánh chính xác tình hình. Báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ chỉ ghi nhận số liệu bắt đầu từ giữa tháng 6 thay vì trong cả tháng. Sự gia tăng về số ca nhiễm tại nhiều bang nước này như Texas và Florida có thể khiến quá trình phục hồi kinh tế bị chậm lại. Dẫu vậy, đây vẫn là một thông tin tích cực đối với các nhà đầu tư khi chứng kiến số lượng việc làm tăng lên trong cả tháng 5 và 6. Điều này cho phép những cho người tiêu dùng an tâm trở lại.

Biểu đồ 3: Diễn biến tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ qua các năm. Nguồn: NY Times

Tình hình dịch bệnh tại Mỹ - diễn biến theo hướng bất lợi

Vào ngày 03/07/2020, số lượng ca nhiễm mới tại Mỹ đạt mức kỷ lục, vượt mức 55,000 ca. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp có số ca nhiễm mới vượt mức 55,000. Tại Texas, Thống đốc bang Greg Abbott đã ban hành chỉ thị yêu cầu người dân tại đây đeo khẩu trang tại nơi công cộng. Nên nhớ rằng, Texas chính là một trong những bang hoạt động bình thường trở lại sớm nhất từ ngày 01/05, và cũng đã rất sốt sắng trong việc mở cửa trở lại. Thêm vào đó, tin tức về “bữa tiệc Covid” tổ chức bởi một nhóm các sinh viên Alabama đã thực sự dấy lên lo ngại và đi ngược lại những khuyến cáo từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC).

Biểu đồ 4: Số ca nhiễm mới theo ngày tại Mỹ. Nguồn: Wordometers

Cùng với đó, các nhà đầu tư cũng sẽ hướng sự chú ý tới các điểm nóng khác của dịch bệnh tại Brazil hay Ấn Độ. Biểu đồ dưới đây cho thấy số ca nhiễm mới trong ngày của Ấn Độ đã vượt mức 20 nghìn ca và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Điều làm cho vấn đề nguy hiểm hơn đó là hầu hết các quốc gia này đều tiến hành xét nghiệm ở phạm vi hẹp hơn nhiều so với Mỹ (hiện đã xét nghiệm cho khoảng 35 triệu ca).

 Biểu đồ 5: Số ca nhiễm mới theo ngày của Ấn Độ. Nguồn: Wordometers

Mặc dù các nhà đầu tư có thể lạc quan rằng tỷ lệ tử vong vẫn chưa tăng mạnh trở lại, hãy lưu ý lời khuyến cáo từ CDC: “Khoảng thời gian trung bình từ khi có triệu chứng bệnh cho tới khi tử vong là khoảng 2 tuần. Độ trễ trung bình từ thời điểm tử vong tới khi được ghi nhận trong báo cáo là khoảng 7 ngày.”. Như vậy, vấn đề ở đây chính là có rất nhiều ca nhiễm bệnh và tử vong không được ghi nhận do Covid-19 gây ra, và có một khoảng trễ từ khi nhiễm bệnh tới lúc tử vong. Do vậy, có lẽ sẽ cần phải chờ thêm khoảng 2 tuần nữa mới có thể có cái nhìn rõ ràng hơn về việc liệu tỷ lệ tử vong có đang thực sự tăng lên hay không.

Biểu đồ 6: Khoảng thời gian trung bình từ lúc nhiễm bệnh tới khi được ghi nhận tử vong. Nguồn: Coronavirus Blog

Vaccine – Đầy triển vọng dù vẫn đang còn ở giai đoạn đầu

“Coronavirus đã tự biến đổi để tìm cách giúp cho nguồn bệnh lây lan dễ dàng hơn” Cố vấn y tế Nhà Trắng Anthony Fauci cho biết vào hôm thứ 5. Điều này dấy lên nhiều lo lắng bởi ông Fauci cũng tiết lộ hoạt động nghiên cứu đang được tiến hành nhằm xác nhận sự biến đổi trên. Cá nhân ông tin rằng khả năng trên gần như là chắc chắn. Nhìn chung, các loại virus đều tự biến đổi và điều này cũng được cho rằng xảy ra ở coronavirus. Đây là một rủi ro chúng ta cần tính tới, đặc biệt nếu như các loại vaccine thử nghiệm hiện nay trở nên vô hiệu trước sự đột biến trên.

Đối với những loại vaccine đang được thử nghiệm hiện tại, Ủy viên Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) Stephen Hahn cho biết: “Mỹ vẫn đang đi đúng hướng và dự kiến sẽ cho ra vaccine vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2021”. Tính tới thời điểm hiện tại, FDA đã cấp phép cho việc thử nghiệm lâm sàng đối với 4 loại vaccine.

Kết luận

Thị trường chứng khoán đã trải qua một chặng đường đầy sóng gió trong nửa đầu năm 2020. Tuy nhiên, điều tuyệt vời nhất đó chính là việc các chỉ số chứng khoán Mỹ đã tăng rất mạnh trở lại ngay trước kỳ nghỉ Quốc khánh Mỹ. Mặc dù đây là một thông tin tích cực, trên thực tế các nhà đầu tư nên thật sự chú ý tới xu hướng lạc quan của tình hình việc làm, số ca nhiễm coronavirus trên toàn cầu, cũng bất cứ những tiến triển trong điều chế vaccine. Thị trường hiện tại dường như vẫn chưa phản ánh kỳ vọng vào những thông tin về vaccine bởi lẽ sẽ cần phải mất thêm sáu tháng nữa thì khi loại vaccine mới có thể được sử dụng đại trà. Tuy nhiên, những báo cáo về việc làm vẫn là lạc quan, tuy nhiên điều đáng sợ nhất chính là nguy cơ những số liệu trên có thể sẽ bị xóa sạch nếu các doanh nghiệp thực hiện cắt giảm nhân sự. Nửa cuối của năm 2020 chắc chắn sẽ còn chứa đựng nhiều điều thú vị đón chờ chúng ta.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Báo cáo biến động Vàng hàng tuần
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Báo cáo biến động Vàng hàng tuần

Giá trị hợp đồng tương lai vàng khi kết thúc phiên giao dịch thấp hơn mức trung bình trong 9 ngày gần nhất theo đường SMA, điều này cho thấy xu hướng giảm giá trong ngắn hạn. Thị trường đóng cửa dưới mức chỉ báo động lực biến đổi giá hàng tuần càng làm xu hướng này trở nên rõ nét hơn. Nhà giao dịch được khuyến nghị rằng nên chốt lời tại mức 2314-2253 USD trong ngắn hạn và chờ tín hiệu thay đổi trong dài hạn.
Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất

Áp lực lạm phát khiến nhiều người nghi ngờ về kế hoạch giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang vào tháng 6. Chỉ số giá tiêu dùng vượt kỳ vọng khi tăng 3,5% trong tháng 3 đã làm dấy lên lo ngại về nền kinh tế. Một số nhà kinh tế đã thay đổi dự đoán về thời gian Fed cắt giảm lãi suất sẽ xảy ra vào tháng 7 và tháng 9.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ