Dự báo rủi ro lạm phát sau đại dịch chẳng phải việc dễ dàng

Dự báo rủi ro lạm phát sau đại dịch chẳng phải việc dễ dàng

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

15:39 25/03/2021

Bị lạc trong cuộc tranh luận về lạm phát chính là một thách thức lớn đối với các nhà giao dịch: thị trường có thể đánh giá quá cao nguy cơ áp lực giá cả, ngay cả khi Fed không tăng lãi suất nhanh như kỳ vọng. Khi các Traders đồn thổi về lạm phát thì các ngân hàng trung ương lại đang cố tình làm ngơ những rủi ro này.

Fed cho rằng áp lực giá cả chỉ là nhất thời
Fed cho rằng áp lực giá cả chỉ là nhất thời

Chính sách nới lỏng, tăng trưởng tiềm năng của Hoa Kỳ và giá hàng hóa leo thang là cơ sở cho một mặt của lập luận trên. Các động lực cấu trúc lâu đời trên thị trường và các "vết sẹo" của thị trường lao động lại đại diện cho mặt khác. Mặc dù có thể còn vài tháng nữa cuộc tranh luận về lạm phát mới có kết quả, nhưng việc tìm hiểu các chỉ số trên thị trường cho thấy bảo hiểm rủi ro lạm phát đã tăng mạnh.

Kỳ vọng lạm phát phần nào được thể hiện qua TIPS (trái phiếu được điều chỉnh theo lạm phát), mặc dù không hoàn hảo do rủi ro và thanh khoản. Trong khi vừa tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm, lạm phát kỳ vọng có xu hướng vượt quá chỉ số PCE lõi của Hoa Kỳ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Những kỳ vọng lạm phát này đã tăng mạnh hơn vào năm 2021 nhờ mối quan hệ chặt chẽ với giá hàng hóa. Tuy nhiên, theo mối quan hệ đó, kỳ vọng lạm phát đã tăng quá xa trong khi đà tăng của giá dầu dễ bị tổn thương trong bối cảnh OPEC+ dư thừa kho dự trữ và rủi ro khai thác dầu đá phiến.

Tất nhiên, vẫn có rủi ro khi kỳ vọng tương lai sẽ lặp lại quá khứ. Và Fed có thể gặp khó khăn trong việc làm giảm bớt kỳ vọng lạm phát của thị trường do sự mơ hồ xung quanh mục tiêu trung bình của họ nếu lạm phát bất ngờ tăng mạnh.

Theo ước tính của Bloomberg, kết quả đó phụ thuộc một phần vào việc liệu người tiêu dùng có giải phóng được nhu cầu bị dồn nén, tung ra hơn 1,7 nghìn tỷ USD tiền tiết kiệm dư thừa kể từ khi đại dịch bắt đầu hay không. Cơn bão chi tiêu có thể chỉ diễn ra vội vàng một lần, tạo ra áp lực giá cả nhất thời.

Vì ảnh hưởng của đại dịch kéo dài có thể hạn chế hành vi chi tiêu nói chung. Một thời kỳ tỷ lệ thất nghiệp cao có xu hướng khiến mức tiêu dùng hàng năm giảm xuống thấp hơn khoảng 2%. Tiết kiệm của hộ gia đình có thể đạt mức cân bằng cao hơn.

Chắc chắn, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và chi phí đầu vào cao hơn đã thúc đẩy giá nhà sản xuất phải trả - các chỉ số báo hiệu sớm cho lạm phát PCE. Những áp lực giá này sẽ không phải là điều mà các ngân hàng trung ương muốn nếu đà phục hồi tăng trưởng không diễn ra như dự kiến.

Tuy nhiên, liệu áp lực giá cả thực tế có thể duy trì hay không? Đó là điều mà sẽ cần nhiều tháng để xác nhận. Fed có thể có nguy cơ tỏ ra quá chậm chạp nếu thực sự muốn chờ bằng chứng sắt đá của lạm phát - cũng như các thị trường có thể đã đi quá xa trong cuộc tranh luận lạm phát này.

Laura Cooper, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trọng tâm toàn cầu 28/03: Giá dầu tăng trở lại khi thương mại toàn cầu khởi sắc

Trọng tâm toàn cầu 28/03: Giá dầu tăng trở lại khi thương mại toàn cầu khởi sắc

Ngày 28/3, tình hình khu vực Biển Đỏ căng thẳng nhưng hoạt động thương mại toàn cầu tăng tốc và giá dầu phục hồi nhẹ. Hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng hóa được cải thiện, nhưng tồn kho dầu thô và xăng của Mỹ tăng hơn dự kiến ​​và tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu thô của Trung Quốc chậm lại. Giá dầu thô Brent tìm thấy ngưỡng kháng cự gần 87 USD.
Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?

Lạm phát toàn cầu đang có dấu hiệu hạ nhiệt, với mức tăng giá trung bình tại các nước phát triển trong tháng 1 năm 2024 là 5.7% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức đỉnh điểm 10.7% vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, tình hình lạm phát ở các quốc gia lại có sự khác biệt đáng kể. Trong khi một số quốc gia đã kiểm soát được, thì một số khác vẫn đang phải vật lộn để kiềm chế đà lạm phát.
JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào

Điều được quan tâm thị trường chứng khoán hiện tại là, đâu sẽ là dấu hiệu kết thúc của đợt phục hồi kéo dài 5 tháng của chứng khoán Mỹ. Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường chứng khoán Mỹ Dubravko Lakos-Bujas của JPMorgan Chase Co. cho rằng các nhà đầu tư sẽ khó có thể nhận diện mà sẽ bất ngờ khi điều đó xảy ra.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ