Đồng Yên tiếp tục gặp áp lực từ thâm hụt thương mại

Đồng Yên tiếp tục gặp áp lực từ thâm hụt thương mại

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

09:20 20/04/2022

Mức biến động của đồng Yên tăng mạnh vào thứ Ba trong bối cảnh giá trái phiếu suy giảm. Risk reversals kỳ hạn 3 tháng đang ủng hộ các hợp đồng quyền chọn Call đồng Dollar khi nhu cầu tăng cao trên khắp các kỳ hạn, một xu hướng đã diễn ra trong hơn hai tuần nay. Biến động ngụ ý 2 năm đang ở mức cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát, trong khi vùng kháng cự tiếp theo được cho là nằm gần mức tâm lý 130.

Mặc dù chênh lệch lợi suất TPCP Mỹ-Nhật nới rộng và đồng Nhân dân tệ trượt giá biện minh cho sự suy yếu của đồng Yên, thâm hụt thương mại của Nhật Bản có thể giúp giải thích tại sao đà bán ra không chậm lại. Trong nhiều thập kỷ, các nhà đầu tư Nhật Bản đã vui vẻ hưởng thụ thặng dư thương mại của đất nước này, trong khi bị thu hút bởi lợi suất cao hơn ở nước ngoài, giá trái phiếu tăng và thị trường tiền tệ tương đối bình ổn. Kỳ vọng về sự ổn định trong bối cảnh ngân hàng trung ương nới lỏng định lượng có thể đã thu hút một số quyền chọn đặt cược biến động giảm (volatility-selling option), và giờ đây chúng đang bị kiểm tra.

Nhưng việc tích trữ hàng hóa sau cuộc xâm lược Ukraine đã khiến thị trường trái phiếu biến động và biến thặng dư thương mại của Nhật Bản thành thâm hụt. Sự gia tăng của Dollar-Yên không chỉ trùng hợp với giá TPCP Mỹ giảm, mà còn cả nhịp tăng 62% của giá khí đốt tự nhiên ở Hoa Kỳ. Nhật Bản là nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới và đã chứng kiến ​​chi phí nhập khẩu trung bình tăng 72% trong hai tháng đầu năm. Điều này có thể giúp giải thích lý do tại sao đồng Yên tiếp tục suy yếu trong phiên châu Á.

Xu hướng của đồng Yên có thể thay đổi nếu TPCP Nhật Bản giữ vững hoặc dòng vốn chảy ra nước ngoài giảm. Nhưng nếu tình trạng thiếu hàng hóa tiếp tục diễn ra, đồng Yên sẽ chẳng thể tìm thấy những người mua dài hạn đâu.

Robert Fullem, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?

Lạm phát toàn cầu đang có dấu hiệu hạ nhiệt, với mức tăng giá trung bình tại các nước phát triển trong tháng 1 năm 2024 là 5.7% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức đỉnh điểm 10.7% vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, tình hình lạm phát ở các quốc gia lại có sự khác biệt đáng kể. Trong khi một số quốc gia đã kiểm soát được, thì một số khác vẫn đang phải vật lộn để kiềm chế đà lạm phát.
JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào

Điều được quan tâm thị trường chứng khoán hiện tại là, đâu sẽ là dấu hiệu kết thúc của đợt phục hồi kéo dài 5 tháng của chứng khoán Mỹ. Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường chứng khoán Mỹ Dubravko Lakos-Bujas của JPMorgan Chase Co. cho rằng các nhà đầu tư sẽ khó có thể nhận diện mà sẽ bất ngờ khi điều đó xảy ra.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ