Đô la Úc biến động trước dữ liệu PMI Trung Quốc và dữ liệu kinh tế nội địa

Đô la Úc biến động trước dữ liệu PMI Trung Quốc và dữ liệu kinh tế nội địa

09:00 31/01/2023

Trong khi dữ liệu PMI của Trung Quốc giúp đồng Đô la Úc phục hồi nhẹ, tình hình kinh tế trong nước đang mang đến bức tranh kém lạc quan hơn.

AUD đã tăng nhẹ sau khi dữ liệu PMI của Trung Quốc cho thấy dấu hiệu phục hồi kinh tế ở đất nước tỉ dân, theo sau là thông tin cho thấy các điều kiện kinh tế ở Úc có thể được nới lỏng.

Chỉ số PMI sản xuất của Trung Quốc cho tháng 12 đã đi đúng với kỳ vọng ở mức 50.1 và chỉ số PMI phi sản xuất đạt mức 54.4, cao hơn nhiều so với dự báo là 52.0. Điều này đã giúp chỉ số PMI chạm mức 52.9 so với 42.6 trước đó, thúc đẩy tâm lý lạc quan của thị trường.

Dữ liệu PMI của ngày hôm nay đã phản ánh quãng thời gian khi các biện pháp nới lỏng hạn chế với dịch Covid-19 được thực thi, cho thấy việc mở cửa trở lại thị trường đã mang đến những dấu hiệu khởi sắc hơn cho Trung Quốc. Chỉ số CSI 300 đã tăng hơn 12% kể từ mức thấp nhất trong tháng 12/2022 và 22% so với mức thấp nhất trong tháng 10/2022.

Một giờ trước lúc công bố chỉ số PMI của Trung Quốc, doanh số bán lẻ m/m của Úc đã giảm 3.9% trong tháng 12, trong khi con số dự đoán chỉ là mức giảm 0.2% và thấp hơn nhiều so với mức tăng 1.4% trước đó.

Ngoài ra, tín dụng khu vực tư nhân của Úc trong tháng 12 cho thấy mức tăng trưởng 0.3% so với tháng trước, nhưng vẫn dưới mức dự báo là 0.5%. Điều này đã góp phần đưa chỉ số này theo y/y đạt 8.3%, thấp hơn mức tăng 8.9% trước đó.

Chỉ số CPI toàn phần y/y của Úc đạt mức 7.8% vào tuần trước, cao hơn con số ước tính 7.6% và dữ liệu 7.3% trước đó. Đây có thể là tín hiệu tốt cho Ngân hàng Dữ trữ Úc (RBA) trong cuộc họp vào thứ Ba tuần tới nhằm tiếp tục tăng lãi suất. Thị trường tương lai đang nghiêng về mức tăng 25bps.

RBA trước đây đã tuyên bố rằng họ kỳ vọng CPI sẽ đạt 8% vào cuối năm nay và các điều kiện kinh tế hạ nhiệt có thể giúp tránh được áp lực giá tăng trở lại. Nếu chỉ số CPI vượt qua ước tính 8% sớm hơn mong đợi, điều đó có thể khiến RBA tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa.

Diễn biến tỷ giá AUD/USD cùng với thời điểm các dữ liệu kinh tế được công bố

image1.png

DailyFX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?

Lạm phát toàn cầu đang có dấu hiệu hạ nhiệt, với mức tăng giá trung bình tại các nước phát triển trong tháng 1 năm 2024 là 5.7% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức đỉnh điểm 10.7% vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, tình hình lạm phát ở các quốc gia lại có sự khác biệt đáng kể. Trong khi một số quốc gia đã kiểm soát được, thì một số khác vẫn đang phải vật lộn để kiềm chế đà lạm phát.
JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào

Điều được quan tâm thị trường chứng khoán hiện tại là, đâu sẽ là dấu hiệu kết thúc của đợt phục hồi kéo dài 5 tháng của chứng khoán Mỹ. Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường chứng khoán Mỹ Dubravko Lakos-Bujas của JPMorgan Chase Co. cho rằng các nhà đầu tư sẽ khó có thể nhận diện mà sẽ bất ngờ khi điều đó xảy ra.
Cập nhật thị trường phiên Á 28/03/2024: TPCP Mỹ sụt giảm, chứng khoán châu Á chịu áp lực bởi thị trường Nhật Bản
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cập nhật thị trường phiên Á 28/03/2024: TPCP Mỹ sụt giảm, chứng khoán châu Á chịu áp lực bởi thị trường Nhật Bản

TPCP Mỹ giảm sau khi một quan chức Fed nhấn mạnh rằng dữ liệu kinh tế gần đây của Hoa Kỳ có thể khiến số đợt hạ lãi suất trong năm nay bị cắt giảm. Chứng khoán châu Á biến động trái chiều, chịu áp lực từ thị trường Nhật Bản.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ