Điều gì khiến các chuyên gia chỉ trích kế hoạch tài khóa của Biden?

Điều gì khiến các chuyên gia chỉ trích kế hoạch tài khóa của Biden?

Đạt Nguyễn

Đạt Nguyễn

Currency Analyst

17:32 30/01/2021

Theo quan điểm của tác giả John Mason, chính sách mà Biden đang thực thi tạo cảm giác khiến người ta liên tưởng tới các chương trình cải cách của đảng Dân chủ trong quá khứ. Thậm chí, mới đây trên tờ Wall Street Journal, chính sách lần này của Biden chẳng khác nào là phiên bản sao chép chính sách tài khóa của Obama những năm 2009. 

Vậy là chúng ta đã bước sang nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ mới. Joe Biden sẽ trở thành người đàn ông quyền lực nhất trên thế giới khi đã giành chiến thắng trước cựu tổng thống Donald Trump. Đã tới lúc để ngồi lại với nhau để bàn luận về các quan điểm đầu tư trong thời gian tới. Một công việc mà bất kỳ trader nào đang hướng tới sự chuyên nghiệp đều sẽ thực hiện để thiết lập các chiến lược giao dịch trong điều kiện môi trường đầu tư thay đổi. 

Tất nhiên, ngay khi nhậm chức và tuyên thệ trước Quốc hội, tân tổng thống mới sẽ trình bày lại những nội dung cốt lõi trong chính sách tài khóa mà ông đã 'hứa' với người dân Mỹ. 

Để có cái nhìn rõ hơn về chính sách tài khóa Biden và điều gì khiến các chuyên gia chỉ trích kế hoạch của Biden như vậy. Hãy bắt đầu với: 

Hiện tại cần thiết, nhưng tương lai thì không. Lựa chọn cái gì?  

Nói một cách đơn giản, nhiệm kỳ sắp tới do Biden dẫn dắt đều có những vấn đề trong ngắn và dài hạn đều cần phải được giải quyết. Tác giả John Mason khẳng định cả hai vấn đề trên cần những cách xử lý riêng biệt.

Trong ngắn hạn, vẫn là các câu hỏi làm sao để xử lý sớm hoặc giảm thiểu thiệt hại từ đại dịch COVID-19 và những bất ổn kinh tế, bởi nếu không sẽ có thêm nhiều người dân thuộc tầng lớp trung lưu trở xuống rơi vào cảnh thất nghiệp hoặc phá sản. Câu trả lời đơn thuần chỉ là hãy đưa họ trở lại công việc cũ và trở lại công việc kinh doanh cũ càng nhanh càng tốt.

Trong dài hạn, cơ cấu kinh tế mới là vấn đề cốt lõi. Trước khi đại dịch xảy ra và nền kinh tế suy thoái, thế giới đã thay đổi theo hướng tập trung hơn vào công nghệ. Đã xảy ra trường hợp nhiều người hiện đang thất nghiệp và các doanh nghiệp đóng cửa, sớm hay muộn cũng sẽ phải đối mặt với thực tế này trước những thay đổi đang diễn ra. Sự lây lan của đại dịch và suy thoái kinh tế đã đẩy tốc độ đào thải này lên. Nếu vấn đề nêu trên chính xác, thì việc đưa người dân quay trở lại công việc và dự án kinh doanh cũ chỉ là cái cớ trì hoãn nỗi đau chuyển đổi công nghệ xảy ra trong tương lai. 

Tạo ra lạm phát

Trên thực tế, đây vẫn là một vấn đề dai dẳng trong 60 năm qua. Chính sách tài khóa của chính phủ dựa trên những ý tưởng nền móng do nhà kinh tế học John Maynard Keynes tạo ra và cả “Đường cong Phillips", đã tạo ra những thâm hụt tài khóa để kích thích nền kinh tế hướng tới lạm phát “vừa phải” để tỷ lệ thất nghiệp có thể được giữ ở mức thấp hơn. Chính sách tài khóa trên sau đó được hỗ trợ bởi chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang, tạo điều kiện lỏng cho thị trường tài chính để hỗ trợ khía cạnh tài khóa. Tác giả gọi đây là chính sách “vay mượn lạm phát”.

Và, vay mượn lạm phát đã diễn ra trong 60 năm do được sử dụng bởi cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ bằng nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ, Tổng thống Richard Nixon đã nói vào năm 1968, "Tất cả chúng ta đều là những người theo trường phái Keynes".

Lưu ý rằng một trong những vấn đề đáng chú ý hiện nay là kéo lạm phát tăng trở lại. Ngay cả Cục Dự trữ Liên bang cũng đưa ra tín hiệu rằng họ sẽ chấp nhận tỷ lệ lạm phát cao hơn tỷ lệ mục tiêu hiện tại, "trong một thời gian dài" để giúp đưa nền kinh tế phát triển nhanh hơn.

Hậu quả của vay mượn lạm phát

Thật không may, mọi người không nhận thức đầy đủ những gì mà các gói kích thích không giới hạn đã tác động tới nền kinh tế. Một trong số đó là sự gia tăng liên tục của chỉ số lạm phát. Trong hơn 60 năm qua, những nhà đầu tư kỳ cựu nhận thấy rằng sẽ hiệu quả hơn hết nếu họ phân bổ tiền vào các tài sản tài chính và kiếm lời nhờ việc mua thấp - bán cao, hơn là việc đầu tư vào các tài sản cố định nhằm tăng năng suất lao động. Các công ty nhanh chóng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, làm mai một dần bản chất kinh doanh.

Hai hệ quả ở đây: thứ nhất, tăng trưởng kinh tế chậm lại đáng kể; thứ hai, tăng trưởng tiền lương thực tế giảm xuống gần bằng không. Trong 60 năm qua, mỗi giai đoạn mở rộng của nền kinh tế Hoa Kỳ, tăng trưởng lại diễn ra với tốc độ chậm hơn. Trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế vừa qua, từ năm 2009 đến năm 2020, nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng với tốc độ kép hàng năm là 2.2%, mức thấp nhất kể từ Thế chiến thứ hai.

Bởi vì tiền kích thích được sử dụng vào các tài sản tài chính hơn là được đầu tư vào bản các doanh nghiệp và đổi mới, dẫn đến việc tăng năng suất lao động bị đình trệ, thu nhập lao động không tăng. Giá cổ phiếu tăng và gần như liên tục đạt mức cao lịch sử mới. Trong giai đoạn này, chúng ta thấy bất bình đẳng về thu nhập giàu nghèo tăng nhanh hơn bao giờ hết. Điều này đã trở thành một vấn đề lớn trong thế giới ngày nay.

Các khoản nợ khổng lồ đã được phát hành trong khoảng thời gian này và các công ty làm hài lòng cổ đông thông qua việc mua lại cổ phiếu và tăng cổ tức. Nghiên cứu về chương trình cải cách thuế của Trump vào năm 2017 cho thấy gần 2/3 lợi ích của nỗ lực này là do mua lại cổ phiếu. Quá nhiều để kích thích tăng trưởng kinh tế và tăng lương. Sau đó, đại dịch tấn công, tiếp theo là suy thoái kinh tế hiện tại, và nhiều vấn đề tích tụ trong sáu mươi năm qua lạm phát tín dụng đã làm cho tình hình tồi tệ hơn nhiều. Đây là rắc rối khi tuân theo một chính sách chỉ nhằm vào mục tiêu ngắn hạn. Một ngày nào đó, cái giá phải trả cho sự thiếu kỷ luật trong chương trình. Tuy nhiên, cho đến ngày đó, mọi người có thể chỉ trích tiếng kêu "diệt vong" nhưng cho đến khi "mọi thứ sụp đổ", nhiều người chỉ đùa cợt những lời chỉ trích, cho rằng những người nghi ngờ chỉ đang gọi "sói".

Chính sách hiện tại của Biden

Các kế hoạch Biden chủ yếu hướng tới mục tiêu ngắn hạn. Giảm thiệt hại càng nhiều càng tốt. Mục tiêu là đưa mọi người trở lại làm công việc cũ của họ và mở cửa trở lại các doanh nghiệp đã đóng cửa như đã bàn luận ở phía trên.

Theo hai nhà báo John Cogan và John Taylor viết trên Wall Street Journal, "Những tấm séc trị giá 2,000 USD đó sẽ không thúc đẩy nền kinh tế." Nội dung là các chính trị gia thích cho tiền trực tiếp, nhưng mọi người chỉ chi tiêu nhiều hơn khi thu nhập dài hạn tăng lên.

Nói cách khác, chính quyền Biden cần dành nhiều thời gian hơn để xem xét liệu các chương trình có giúp xây dựng nền kinh tế và lực lượng lao động để phù hợp với công nghệ của thế kỷ 21 hay không. Chỉ tiếp tục chính sách vay mượn lạm phát sẽ khiến hiệu suất đầu tư vào tài sản cô định ở mức thấp, tôc độ tăng năng suất lao động thấp, gia tăng thêm số lượng lao động bị tụt hậu về kĩ năng. Chính sách kiểu này về lâu dài sẽ chỉ làm gia tăng bất bình đẳng về thu nhập giàu nghèo, làm tăng cảm giác của nhiều người về việc bị loại ra khỏi xã hội, và khiến Mỹ trở nên yếu thế hơn trong nền kinh tế thế giới. Chúng ta đã thấy những kết quả cho đến thời điểm này. 

Broker listing

Cùng chuyên mục

Có thể Fed đang gây hiểu lầm bằng các thông điệp về lạm phát
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Có thể Fed đang gây hiểu lầm bằng các thông điệp về lạm phát

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến cắt giảm lãi suất ba lần trong năm 2024 mặc dù kỳ vọng lạm phát gia tăng và tỷ lệ lạm phát gần đây có xu hướng đi lên. Trong khi đó, thị trường hoán đổi lạm phát dự báo tỷ lệ lạm phát là 3.4% trong tháng 3 và 3.2% trong tháng 4 và tháng 5, cho thấy lạm phát có thể không giảm thêm.
Chỉ báo hàng tuần: Các chỉ số nhanh trong ngắn hạn tiếp tục được cải thiện
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chỉ báo hàng tuần: Các chỉ số nhanh trong ngắn hạn tiếp tục được cải thiện

Mặc dù các chỉ báo kinh tế thường xuyên thay đổi nhưng nó phản ánh tin tức về tình hình hiện tại và dự đoán về biến động trước khi có các dữ liệu về hàng tháng hoặc hàng quý. Đây là cách tuyệt vời để cập nhật những thông tin mới nhất của thị trường. Và thường thì tối sẽ theo dõi các chỉ báo nhanh trong dài hạn sau đó là các chỉ báo nhanh trong ngắn hạn và cuối cùng là các chỉ báo trùng.
[Kaiko Research] Báo cáo tuần: Thao túng giá Bitcoin, EtherFi đang bay cao và những câu chuyện trên thị trường tiền điện tử khác
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

[Kaiko Research] Báo cáo tuần: Thao túng giá Bitcoin, EtherFi đang bay cao và những câu chuyện trên thị trường tiền điện tử khác

Bitcoin kết thúc tuần 18-24/3 trong với việc giảm giá xuống còn 67 nghìn USD trong bối cảnh dòng tiền chảy ra khỏi GBTC ngày càng tăng. Trong một tin tức khác, Blackrock đã tiết lộ quỹ token hóa đầu tiên của mình trên Ethereum trong khi Genesis đã đạt được thỏa thuận trị giá 21 triệu USD với SEC và Ethereum Foundation được cho là đang phải đối mặt với cuộc điều tra của cơ quan quản lý. Tuần này chúng ta sẽ bàn luận về việc mất giá đột ngột của Bitcoin, biến động giá trong ngày đang gia tăng, dự án Ether.Fi airdrop token cho người dùng và khả năng phục hồi của Bitcoin trước việc lợi suất gia tăng.
NHTW Nhật Bản đã chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm như thế nào và gợi mở điều gì trong thời gian tới?
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

NHTW Nhật Bản đã chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm như thế nào và gợi mở điều gì trong thời gian tới?

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã nâng lãi suất ngắn hạn từ -0.1% lên 0.1%, trở thành ngân hàng trung ương cuối cùng thoát khỏi chính sách lãi suất âm. Tăng lương vượt quá dự kiến ​​là động lực chính thúc đẩy BOJ thay đổi chính sách, các thay đổi khác bao gồm chấm dứt Kiểm soát Đường cong Lợi suất và giảm mua một số tài sản nhất định.
[Kaiko Research] Báo cáo tuần thứ ba của tháng Ba về thị trường tiền điện tử
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

[Kaiko Research] Báo cáo tuần thứ ba của tháng Ba về thị trường tiền điện tử

Bitcoin đã chứng kiến một sự biến động mạnh trong tuần qua và vượt qua mức đỉnh mọi thời đại trước khi mất giá và đóng cửa tuần giảm điểm. Coinbase đang lên kế hoạch bán trái phiếu trị giá 1 tỷ đô la, Grayscale đang lên kế hoạch hạ phí giao dịch GBTC và lạm phát ở Mỹ tăng cao hơn dự kiến. Tuần này chúng ta tìm hiểu về Phản ứng của thị trường sau Dencun của ETH, Sự phụ thuộc của Binance vào mức phí bằng 0, sự kết thúc của khoảng trống Alameda và tính tương quan của Bitcoin với vàng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ