Dầu tăng, chứng khoán và Euro bị đạp mạnh trước tình hình tại Ukraine xấu đi

Dầu tăng, chứng khoán và Euro bị đạp mạnh trước tình hình tại Ukraine xấu đi

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

10:38 07/03/2022

Giá dầu tăng mạnh còn chứng khoán chao đảo trong một phiên thứ Hai hỗn loạn trước rủi ro châu Âu cấm hàng Nga và sự trì trệ trong công cuộc đàm phán với Iran đang hình thành nguy cơ lạm phát đình trệ trên thị trường toàn cầu.

EUR nới rộng đà giảm, cặp chéo EURCHF lần đầu tiên chạm mức 1 kể từ đầu năm 2015, và hàng hóa tăng mạnh trước tình hình Nga-Ukraine không hề có dấu hiệu hạ nhiệt.

Nga gọi cuộc tấn công ngày 24/2 của họ là một “chiến dịch quân sự đặc biệt,” nói rằng họ không có kế hoạch chiếm Ukraine.

Sau khi tăng hơn 10% và tạo gap đầu phiên hôm nay, dầu Brent hiện tiếp tục tăng gần $11/thùng. Dầu WTI hiện cũng tăng hơn $9/thùng.

Cú nhảy vọt này sẽ như một đồng thuế người tiêu dùng phải gánh và khả năng tăng trưởng trì trệ đã khiến HĐTL S&P 500 giảm 1.5%, còn HĐTL Nasdaq giảm 1.9%. Lợi suất trái phiếu Mỹ 10 năm giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng Một.

Tại châu Âu, HĐTL Euro 50 giảm 3% và HĐTL FTSE của Anh giảm 2,5%.

Chỉ số Nikkei giảm hơn 3%, trong khi chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 1.6%. Các cổ phiếu blue chip tại Trung Quốc giảm 0.8%.

Sau khi tăng 21% tuần trước, dầu Brent tiếp tục nhận hỗ trợ nhờ khả năng dầu Nga bị cấm giao dịch tại Mỹ và châu Âu.

“Nếu phương Tây cắt đứt xuất khẩu năng lượng của Nga, đó sẽ là một cú sốc lớn đối với thị trường toàn cầu,” kinh tế trưởng BofA Ethan Harris cho biết.

Ông ước tính việc mất đi 5 triệu thùng dầu từ Nga có thể đưa dầu lên $200/thùng, và kìm hãm tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Và theo BofA, không chỉ dầu mà giá hàng hóa nói chung đều đã có khởi đầu năm tốt nhất trong hơn 100 năm nay. Nickel tuần trước tăng 19%, nhôm tăng 15%, kẽm tăng 12% và đồng tăng 8%, còn HĐTL lúa mì tăng 60% và ngô tăng 15%.

Điều này sẽ chỉ góp thêm vào áp lực lạm phát tại Mỹ, với số liệu CPI tuần này được dự báo tăng 7.9%, còn lạm phát lõi tăng 6.4%.

Tất cả sẽ làm phức tạp thêm bối cảnh chính sách của ECB trong cuộc họp tuần này.

“Trước khả năng lạm phát đình trệ rất cao, ECB có thể phải linh hoạt tối đa với chương trình mua tài sản ở mức 20 tỷ EUR cho đến hết quý II và lâu hơn nữa, đẩy lùi thời điểm tăng lãi suất,” theo Tapas Strickland, chuyên gia kinh tế tại NAB.

“Tuy nhiên, CPI tăng cũng cần lãi suất tăng theo.”

Euro bị áp đảo

Triển vọng ECB dovish cùng dòng tiền trú ẩn đã đưa lợi suất 10 năm của Đức giảm 32bp tuần trước. Lợi suất 10 năm Mỹ giảm xuống 1.69%, giảm 23bp tuần trước.

HĐTL lãi suất Fed cũng đang tăng trước tình hình thị trường định giá tốc độ tăng lãi suất chậm hơn từ Fed trong năm nay, dù tăng 25bp trong tháng Ba gần như là chắc chắn.

Triển vọng u ám của kinh tế châu Âu đã khiến EUR giảm 3% tuần trước, xuống mức thấp nhất từ giữa năm 2020. EUR hiện giảm 0.5% phiên sáng nay.

EUR cũng đang lao dốc trước CHF, lần đầu tiên chạm mức 1 kể từ năm 2015.

USD tiếp tục củng cố sức mạnh sau báo cáo NFP. Chỉ số DXY hiện ở mức 98.8 điểm sau khi tăng 2.3% tuần trước.

Các sự kiện tại Ukraine có vẻ đang quá sức chịu đựng với EUR,” theo Richard Franulovich, trưởng bộ phận chiến lược FX tại Westpac.

“Với dòng tiền trú ẩn sẽ tiếp tục và các quan chức Fed lục rục bình thường hóa chính sách, DXY vượt 100 điểm chỉ còn là vấn đề thời gian.

Vàng cũng hưởng lợi từ tình hình bất ổn, đầu phiên hôm nay đã chạm $2,000/oz.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá cả của Trung Quốc chỉ đơn giản là quá thấp để khiến người mua phải lo lắng về vấn đề thuế quan
Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

Giá cả của Trung Quốc chỉ đơn giản là quá thấp để khiến người mua phải lo lắng về vấn đề thuế quan

Trung Quốc có thể chịu được bất kỳ mức thuế quan mới nào mà thế giới áp đặt lên nước này - ngay cả những mức thuế trừng phạt mà Donald Trump đang lên kế hoạch nếu ông có được nhiệm kỳ tổng thống thứ hai - bởi vì đơn giản là giá car của nước này vốn quá thấp
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ