Chính đồng đô la đang là một vấn đề với nước Mỹ

Chính đồng đô la đang là một vấn đề với nước Mỹ

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

14:18 16/07/2021

Hoa Kỳ, với khối nợ công lên tới 28 nghìn tỷ, đang gặp khó khăn khi chính đồng tiền của mình mạnh lên.

Đồng đô la mạnh lên đang là vấn đề lớn với Mỹ
Đồng đô la mạnh lên đang là vấn đề lớn với Mỹ

Vấn đề lớn nhất của thị trường lúc này là đồng đô la.

Đô la đang mạnh lên. Điều này không xấu, nhưng nó đi ngược lại với mục tiêu lạm phát của Fed. 

Sau khi tăng mạnh trong giai đoạn giảm phát tháng Ba, đô la lao dốc đến cuối năm 2020. Sang đến năm 2021, mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn, chỉ số DXY đang kẹt trong biên độ 90-93.

Điều này xảy ra ngay khi Fed nói muốn để lạm phát tăng cao, trong lúc Mỹ đang gánh 28 nghìn tỷ nợ công, và muốn tăng thâm hụt ngân sách lên hơn 3 nghìn tỷ.

Và đây chính là vấn đề.

Các khoản chi tiêu của Mỹ đến từ thuế. Nếu thuế không đủ để trang trải chi phí, Mỹ sẽ phát hành nợ. Đây chính là khoản thâm hụt. Nói ngắn gọn, Mỹ đang vay tiền cho chi tiêu của mình.

Để thị trường trái phiếu hấp thụ được khoản nợ khổng lồ của Mỹ trong năm 2020, lợi suất cần phải cao hơn. Có thể thấy điều này trong biểu đồ lợi suất trái phiếu 10 năm.

Sang đến năm 2021, mọi thứ một lần nữa lại thay đổi. Lợi suất bắt đầu đi xuống khi kế hoạch tài khóa 6 nghìn tỷ của tổng thống Biden nhiều khả năng không được Quốc hội phê duyệt.

Nhưng điều này không có nghĩa đô la hiện tại không phải là vấn đề. Kể cả khi chính quyền tổng thống Biden không thể thực hiện kế hoạch chi tiêu 6 nghìn tỷ, Mỹ vẫn sẽ tăng thâm hụt ngân sách lên 3 nghìn tỷ, và đến giờ đã đạt hai phần ba con số đó.

Đô la càng mạnh, chi phí nợ của Mỹ càng cao. Một phần trong việc Fed và Chính quyền Liên bang muốn đẩy cao lạm phát là tăng khả năng trả nợ của Mỹ, khi đô la mất đi giá trị. Nếu không, Mỹ sẽ gặp rất nhiều vấn đề với khoản nợ công gần 30 nghìn tỷ.

Zero Hedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Báo cáo biến động Vàng hàng tuần
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Báo cáo biến động Vàng hàng tuần

Giá trị hợp đồng tương lai vàng khi kết thúc phiên giao dịch thấp hơn mức trung bình trong 9 ngày gần nhất theo đường SMA, điều này cho thấy xu hướng giảm giá trong ngắn hạn. Thị trường đóng cửa dưới mức chỉ báo động lực biến đổi giá hàng tuần càng làm xu hướng này trở nên rõ nét hơn. Nhà giao dịch được khuyến nghị rằng nên chốt lời tại mức 2314-2253 USD trong ngắn hạn và chờ tín hiệu thay đổi trong dài hạn.
Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất

Áp lực lạm phát khiến nhiều người nghi ngờ về kế hoạch giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang vào tháng 6. Chỉ số giá tiêu dùng vượt kỳ vọng khi tăng 3,5% trong tháng 3 đã làm dấy lên lo ngại về nền kinh tế. Một số nhà kinh tế đã thay đổi dự đoán về thời gian Fed cắt giảm lãi suất sẽ xảy ra vào tháng 7 và tháng 9.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ