Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 26.05.2021: Cẩn trọng với nhu cầu USD giai đoạn cuối tháng

Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 26.05.2021: Cẩn trọng với nhu cầu USD giai đoạn cuối tháng

15:06 26/05/2021

Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JP Morgan Trading Desk tại London.

Chúng tôi đứng ngoài với GBP và CAD, và giữ Short AUD/NZD
Chúng tôi đứng ngoài với GBP và CAD, và giữ Short AUD/NZD

EUR – Kelvin Hebburn

Đồng Euro đã bứt phá kháng cự vào ngày hôm qua nhưng không tăng mạnh sau đó, và khách hàng của chúng tôi bán ròng trong ngày. ECB đã tỏ ra khá dovish trong 24 giờ qua, Vileroy hôm qua và Pannetta sáng nay, nhấn mạnh việc không muốn thắt chặt điều kiện chính sách tiền tệ, và ECB ít nhất cũng kiên nhẫn như Fed, nếu không muốn nói là hơn. Dù sao thì thị trường dường như hơi kém nhạy cảm với những bình luận của ngân hàng trung ương, Clarida cũng nhấn mạnh rằng Fed sẽ có thể thảo luận về việc thắt chặt trong các cuộc họp sắp tới cũng gây ít phản ứng cho thị trường. Do đó, mặc dù EUR vẫn đang chậm rãi đi lên, tôi không muốn gia tăng vị thế Long ở thời điểm này và trong tháng 6. Fed và ECB rõ ràng không muốn là những kẻ đi đầu trong làn sóng thắt chặt, vì vậy hãy chờ đợi các diễn biến vĩ mô khác trong 2 tuần đầu tháng 6. Mục tiêu tiếp theo sẽ là mức cao 1.2350 hồi tháng 1. Giá giảm xuống dưới mức 1.2220 trong ngắn hạn sẽ khiến thị trường lo ngại và 1.2150/70 là mức hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng.

GBP – Matthew Pheasant

Lại một ngày đáng chán dành cho Sterling trên các cặp chéo bởi rất nhiều lý do nghe có vẻ thiếu hợp lý. Có người cho rằng các tin tức phong tỏa tại 8 khu vực chịu ảnh hưởng của Covid biến thể Ấn Độ là nguyên nhân, dù điều này gây khó hiểu nhưng đây là sự giải thích duy nhất lúc này, khi chỉ có thể yêu cầu người dân của Anh hạn chế đi lại chứ không thể ở nhà hoàn toàn. Tuy nhiên, bộ phận truyền thông đang vẽ nên một Chính phủ không mấy tích cực, và vấn đề đi lại không phải là ưu tiên trọng tâm của ông Boris lúc này trong buổi điều trân sắp diễn ra trong hôm nay. USD có chút giảm nhẹ vào buổi sáng phiên Á khi tỷ giá USD/CNH giảm và RBNZ bày tỏ quan điểm ‘hawkish’, tuy vậy phát biểu của bà Clarida có vẻ rõ ràng hơn và lợi suất TPCP Mỹ thoát khỏi vùng đáy hiện tại. Tôi vẫn cảm thấy không nên bán đuổi USD trước thềm những sự kiện quan trọng trong tháng Sáu tới đây, và sự thật rằng thời điểm cuối tháng đang đến rất gần có thể khiến nhu cầu mua USD trở lại. Tôi trung lập với Sterling vào lúc này, xét đến hành động giá vừa qua, và tìm kiếm cơ hội giao dịch linh hoạt. Kháng cự là tại 1.4200/05 và 1.4240/50 (EUR/GBP: 0.8715/20, 0.8795). Hỗ trợ ngắn hạn là tại 1.4110/20 và 1.4070/80 (EUR/GBP: 0.8580/90, 0.8535/45).

AUD, NZD – James Clark

RBNZ trong phiên Á sáng nay đã có một cú chuyển mình, tiến thêm một bước nữa trong việc thừa nhận những hạn chế trong chương trình QE của mình (giống như tôi từng kỳ vọng) và đưa ra một thông điệp với giọng điệu rất ‘hawkish’. RBNZ đã từ bỏ định hướng nới lỏng định lượng và đưa ra kỳ vọng cho mức lãi suất, trong đó cho thấy họ sẽ tăng lãi suất vào nửa sau của 2022 – gia nhập danh sách những NHTW có ý định thắt chặt của nhóm G10. Thông điệp này đã đặt họ hoàn toàn đứng ngoài so với những người đồng cấp như RBA, và cá nhân tôi không cho rằng chúng ta có thể suy ra rằng tinh thần ‘hawkish’ của RBNZ sẽ dần dịch chuyển qua cho RBA – NHTW đang thể hiện quan điểm ‘dovish’ nhất lúc này trong nhóm G10, và điều này sẽ càng gia tăng áp lực cho cặp chéo AUD/NZD. Tôi đã mở vị thế Short AUD/NZD. Vùng 1.0800/20 là kháng cự khá vững, nhưng tỷ giá không nên quay lại phía trên mức 1.0715, và ngưỡng 1.0640 cần bị phá vỡ để AUD/NZD có thể giảm sâu hơn. Vùng 0.7300/15 là đáng chú ý đối với NZD/USD, nếu phá lên phía trên sẽ đáng để chúng tam mở thêm vị thế Long NZD, và nếu ngược lại thì chúng ta nên chờ buy on dip tại 0.7250.

CAD – Simon Spearing

Sau mức tăng 5% của CAD hậu cuộc họp BoC gần đây, loonie đang tích lũy vào lúc này. Những độc giả trung thành hẳn đều biết tôi gần đây đã đứng ngoài trên đồng CAD, khi các chỉ báo kỹ thuật cho thấy vùng quá bán và vị thế rất đáng lo ngại, nhưng dường như mọi thứ chẳng có vẻ gì sẽ xảy ra cú siết vị thế giống như những gì xảy ra trên đồng NOK – đó là tôi mong như thế. Không có số liệu kinh tế nào của Canada khiến chúng ta lo lắng, và hiện tại dòng tiền đang ở thế cân bằng giữa nhu cầu tài sản rủi ro và câu chuyện USD cuối tháng. Dù tôi không dự báo gì về dòng tiền, nhưng bất cứ mức tăng nào của USD vào giai đoạn cuối tháng sẽ là cơ hội để mở lại vị thế Short USD/CAD. Lý tưởng nhất đó là khi giá tăng lên vùng 1.2200/50, nhưng trước đó cần phải chinh phục được 1.2140/50.

JPY – Charlie Cass

USD/JPY tiếp tục biến động quanh vùng 108 nhưng cuối cùng cặp tiền vẫn không thể tìm ra lối đi rõ ràng. Tôi vẫn duy trì bullish trong trung hạn, dựa trên bối cảnh lạm phát và Fed đang điều chỉnh theo hướng giảm dần QE. Ngoài ra, trong ngắn hạn, tỷ giá có thể gặp khó khăn để bứt phá cao hơn khi đồng USD bị bán tháo trên diện rộng tạo ra bởi động lượng mạnh mẽ của EUR/USD. Tuy nhiên, có thể xuất hiện một số nhu cầu mua USD từ các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong ngày hôm nay vì thời điểm cuối tháng đã tới và chúng ta cũng có thể mong đợi một số dòng tiền chảy ra khỏi JPY vào tuần này. Hãy giữ long USD/JPY, 108.30 là hỗ trợ cần theo dõi và chờ đợi một cú bứt phá lên trên 109 để đạt được nhiều động lượng hơn.

CHF – Matthew Pheasant

EUR/CHF tăng cao hơn nhờ hành động giá mạnh mẽ từ phía đồng Euro ngày hôm qua. Dữ liệu tiền gửi đã tăng nhẹ vào ngày hôm qua và phần lớn đã trong xu hướng tăng kể từ đầu tháng 4, tương quan chặt chẽ với tỷ giá USD/CHF giảm sâu kể từ mức 0.94. Chúng tôi vẫn lạc quan về Long EUR/CHF và muốn loại bỏ tiếp xúc với đồng Dollar, nhưng sẽ đánh giá lại nếu cặp này giảm xuống dưới 1.0920/30.

JP Morgan

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ