Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 15.07.2021: Thị trường chật vật trong tình trạng mất định hướng

Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 15.07.2021: Thị trường chật vật trong tình trạng mất định hướng

15:57 15/07/2021

Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JP Morgan Trading Desk tại London.

Chúng tôi vẫn giữ Short USD/JPY và để mắt đến cặp chéo GBP/CHF
Chúng tôi vẫn giữ Short USD/JPY và để mắt đến cặp chéo GBP/CHF

EUR – Kelvin Hebburn

Không có gì mới từ Powell, ông vẫn duy trì quan điểm về lạm phát và ‘taper’, lợi suất Mỹ trong khi đó thoái lui từ mức đỉnh của ngày hôm trước và USD bị bán nhẹ. Tuy nhiên, tôi cho rằng về tổng thể, thị trường đang mệt mỏi khi cố gắng tìm ra câu chuyện xung quanh Fed và lạm phát khi các cặp tiền chính vẫn mắc kẹt trong biên độ gần đây. Tôi nghĩ rằng mặc dù chúng ta đã chứng kiến một sự đột phá về tâm lý trên thị trường trái phiếu và có khả năng là lợi suất đã tạo đáy dài hạn vào tuần trước, nhưng không có gì cho thấy chúng sẽ chuyển sang diễn biến mượt mà, và có lẽ chúng ta sẽ tiếp tục giao dịch trong biên độ trong tương lai gần. Cùng với mối lo ngại tiếp diễn xung quanh biến thể delta và về tăng trưởng trong ngắn hạn, cá nhân tôi cho rằng lập trường giao dịch nên hơi phòng thủ và tôi đang thể hiện điều đó thông qua việc short USD/JPY và các cặp chéo với JPY. Trong khi khó chịu với báo cáo CPI, USD/JPY đã giữ vững vùng giá quan trọng và hiện giao dịch khá nặng nề. Ở những cặp khác, tôi không có niềm tin quá lớn khi hành động giá giật 2 chiều và tâm lý rủi ro có vẻ không quá tốt, tôi không sẵn lòng mạo hiểm tại thời điểm này.

Đối với EUR, thật sự không có gì mới cả, đồng này đã không hề di chuyển trong nhiều tuần và đang kẹt giữa nhiều câu chuyện trái chiều.

AUD, NZD – James Clark

AUD có vẻ không bị ảnh hưởng trước dữ liệu việc làm trong nước tích cực vào sáng nay, khi câu chuyện phong tỏa ở Úc tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. Ngày hôm qua thật thú vị với tôi khi các đồng Antipodeans không phục hồi quá nhiều dù USD suy yếu sau phát biểu của Powell, bất chấp động lực ‘bullish’ của RBNZ với giọng điệu ‘hawkish’. Tôi cho rằng thị trường đã hiểu sai phần nào việc sử dụng cụm từ “mức kích thích tiền tệ hiện có thể được giảm xuống”, điều mà tôi nghĩ là liên quan đến việc dừng QE thay vì tăng lãi suất ngay lập tức. Bây giờ chúng ta bước vào một trong những tình huống khó chịu như chúng ta đã thấy ở NOK trong nhiều tháng, khi đồng tiền đáng lẽ ra sẽ mạnh lên dựa trên hành động ‘hawkish’ của NHTW nước này, nhưng trên thực tế lại chẳng hề có sự tăng giá nào. Tôi đã chốt lời Short AUD/NZD vào sáng hôm qua và sẽ quan sát hành động giá tiếp theo. Tiếp tục giao dịch trong biên độ 0.74-0.76 đối với AUD/USD và 0.69-0.71 đối với NZD/USD.

CAD – Simon Spearing

Tỷ giá USD/CAD giảm trong phiên họp của BoC, có vẻ là bởi những đồn đoán gia tăng về việc NHTW này thậm chí sẽ ‘hawkish’ hơn dự báo sau khi RBNZ có hành động khuấy đảo thị trường. BoC sau đó đã đưa ra phát biểu giống với kỳ vọng khi giảm quy mô QE từ 3 tỷ CAD xuống còn 2 tỷ CAD và công bố dự báo chênh lệch đầu ra sản phẩm (output gap) sẽ kết thúc vào nửa sau của 2022. Dù tôi đã cho rằng họ sẽ điều chỉnh dự báo, trên thực tế thì BoC lại nâng cấp tăng trưởng GDP 2022 dự kiến từ 3.7% lên 4.6%, và dòng tít “BoC nâng dự báo về tiềm năng sản lượng sản phẩm” đã giúp USD/CAD chạm đáy của ngày tại 1.24205, trước khi thị trường nhận ra “sản lượng” ở đây không hẳn là GDP và điều đó khiến USD/CAD quay lên trên 1.2500. Hợp đồng futures của lãi suất đã “đỏ lửa” trong suốt cuộc họp nhưng sau đó đóng cửa tăng 7-8 điểm phần trăm, cho thấy BoC đã biến cuộc họp lần này thành một nơi đưa ra tuyên bố rõ nét, và hành động giá là bởi những nhà đầu tư ngắn hạn đang giằng co ở hai phía. Dù câu chuyên giữ Long CAD trên các cặp chéo vẫn được giữ, hành động giá là khá tiêu cực và cần chú ý rằng ngay cả khi USD bị bán tháo trên các cặp tiền khác thì tỷ giá USD/CAD không bị ảnh hưởng. Cuộc họp OPEC+ có thể tạo sức ép lên Loonie bởi giá dầu đang chịu áp lực. Đáng tiếc, tôi vẫn giao dịch theo tiêu chí ngắn hạn, do đó tình hình hiện tại không hấp dẫn. Ngưỡng hỗ trợ là tại 1.2410/30 và kháng cự là 1.2600/50.

JPY – Charlie Cass

Việc USD không phản ứng quá tích cực đối với chỉ số CPI mạnh mẽ trong tuần này có thể cho chúng ta biết nhiều hơn về bản chất lượng cung của đồng tiền này hơn là sự trầm lắng trên thị trường FX như tôi đã phỏng đoán trước đó. Powell đã dập tắt nỗi sợ hãi về việc sớm cắt giảm QE (ít nhất là vào thời điểm hiện tại) khi ông đi sát với kịch bản ngày hôm qua. Tuy nhiên, các động thái trên thị trường FX không quá hợp lý đối với tôi vì các đồng EM và các đồng tiền chính đều tăng mạnh trong khi các đồng beta cao trong G10 phải vật lộn để bắt kịp. Sự biến động của đồng JPY nói riêng là khó có thể giải thích khi các đồng EM đang tăng giá mạnh và chứng khoán giao dịch vẫn ổn. Nhưng với những gì tôi đã nói gần đây, JPY thực sự đã được giao dịch tốt hơn nhờ sự sụt giảm của lợi suất và cổ phiếu, tạm thời giữ được mức “break down” quan trọng 110.40/50. Điều đó khiến tôi tự hỏi liệu USD/JPY đã thực sự thay đổi xu hướng và giảm hơn nữa để bắt kịp tương quan với lợi suất mà tôi đã nhấn mạnh kể từ tuần trước. Chắc chắn rằng dữ liệu dòng tiền đang hỗ trợ cho quan điểm này khi chúng tôi đã thấy một số quỹ nội địa bán USD/JPY gần đây, các quỹ phòng hộ thì không long JPY nhưng các quỹ tiền thật lại thích JPY dựa trên quan điểm định giá. Hơn nữa, short USD/JPY là vị thế hedge hoàn hảo khi PMI đang có dấu hiệu đạt đỉnh và tăng trưởng dần chậm lại. Chúng tôi vẫn giữ short USD/JPY sau tin tức CPI và hiện đang cảm thấy tự tin hơn. Vùng 110.40/70 có thể là kháng cự cứng vào lúc này, với 109.5 là vùng hỗ trợ đáng chú ý đầu tiên.

CHF – Matthew Pheasant

Powell tỏ ra ‘dovish’ trong buổi điều trần hôm qua, bác bỏ những lo ngại về khả năng ‘taper’ sớm và phớt lờ con số CPI ấn tượng công bố vào thứ Ba vừa rồi. Điều này gia tăng áp lực lên lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm và đẩy tỷ giá USD/CHF quay về lại mức hỗ trợ 0.9130/40. Tôi vẫn đánh giá CHF khá ‘bearish’ khi SNB là NHTW theo xu hướng ‘dovish’ nhất hiện nay, tuy nhiên tỷ giá USD/CHF vẫn giao dịch trong biên độ dù Fed không tỏ ra lo ngại về lạm phát. Có lẽ chúng ta nên nhìn vào các cặp chéo XXX/CHF hơn là USD/CHF để thể hiện quan điểm tiêu cực đối với Franc, đặc biệt cặp chéo GBP/CHF đang thu hút tôi lúc này khi đan ở quanh ngưỡng 1.26, đi kèm đó là những nhận định đầy ‘hawkish’ vào hôm qua của ông Bailey có thể sẽ hỗ trợ GBP/CHF tăng lên lại mức kháng cự tại 1.28.

JP Morgan Trading Desk

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ