Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 13.05.2021: Chúng tôi đã đóng dần vị thế Short USD

Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 13.05.2021: Chúng tôi đã đóng dần vị thế Short USD

15:39 13/05/2021

Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JP Morgan Trading Desk tại London.

Chúng tôi đã đóng dần vị thế Short USD
Chúng tôi đã đóng dần vị thế Short USD

EUR – Kelvin Hebburn

Tôi, chắc cũng giống như Fed, đã chuẩn bị tinh thần đón nhận số liệu CPI cao hơn kỳ vọng, tuy nhiên mức độ “cao hơn” này rõ ràng buộc tôi phải suy nghĩ nhiều hơn về vị thế thị trường FX trong tương lai sắp đến. Quan chức Fed hôm qua tỏ ra lạc quan với số liệu, nhưng câu hỏi tôi đặt ra là thị trường phớt lờ chính sách nới lỏng hiện nay của Fed tới lúc nào, và nếu chúng ta chuyển dần sang môi trường lợi suất TPCP Mỹ tăng dần thì điều đó sẽ đe dọa những vị thế Short USD được xây dựng gần đây. Dĩ nhiên lúc này đang có sự tranh luận rằng Fed giữ chặt chính sách hiện tai trong khi kỳ vọng lạm phát đang tăng lên cũng chưa hẳn sẽ khiến USD tăng giá, nhưng hậu quả mà TTCK hứng chịu là chưa rõ ràng. Số liệu hôm qua chưa thay đổi thực tế, đó là: tăng trưởng toàn cầu đang mạnh mẽ và châu Âu sẽ là nơi dẫn dắt tăng trưởng trong nửa sau của 2021. Do đó tin tức hôm qua khiến niềm tin suy giảm, dù vậy vẫn cảm thấy bullish với EUR và GBP, đặc biệt khi EUR/USD còn trên 1.2000 và GBP/ISD trên 1.4000. Suy nghĩ hình thành khi NFP công bố, rằng cửa giảm của USD đã rộng mở hơn, rõ ràng đã bị “lung lay”, và có vẻ thị trường TPCP lại một lần nữa là tâm điểm chú ý. Chúng tôi luôn là bên mua vào EUR trong vài tuần qua, nhưng với số liệu CPI hôm qua, sẽ khôn ngoan nếu chúng ta chờ đợi “bão tan” để xem xét mức độ hấp thu tin tức này của thị trường là đến đâu.

GBP – Matthew Pheasant

Số liệu CPI Mỹ hôm qua, với con số “cực khủng”, đã càn quét qua thị trường, dù biến động ban đầu nhưng USD sau đó tăng lên, đi cùng với lợi suất TPCP Mỹ cao hơn, trong khi TTCK trải qua thêm 1 ngày “đẫm máu”. Khó để nhận định số liệu này chỉ là tạm thời (cao vượt trội bởi so với cùng kỳ năm ngoái thì CPI Mỹ rất thấp), và dù quan chức Fed nhanh chóng phát ngôn để xoa dịu thị trường, nhưng việc CPI tăng trên 4% vẫn là con số “khó nuốt” cho thị trường. Chúng tôi đã giảm phần lớn vị thế Short USD của mình. Vẫn giữ một ít vị thế Long Cable ở đây khi ngưỡng 1.4000/10 trụ vững, bởi Hội đồng chính sách tiền tệ của Anh cũng sẽ sớm chịu áp lực về vấn đề lãi suất, và góc nhìn của BoE có thể là ngầm ý “thắt chặt”. Haldane đã phát biểu về lạm phát, và dù ông này luôn theo trường phái “hawkish” nhưng Hội đồng chính sách có thể không theo đường hướng này trong cuộc họp tháng Bảy tới. Chỉ số PPI của Mỹ sẽ là tâm điểm hôm nay. Ngưỡng hỗ trợ mạnh là tại 1.4000/10 và 1.3920/30 (EUR/GBP: 0.8580/90, 0.8535/45), trong khi kháng cự là tại 1.4075/80 và 1.4155/65 (EUR/GBP: 0.8620/25, 0.8715/20).

AUD, NZD – James Clark

Mặc dù đã có những tin đồn về việc CPI cao hơn dự kiến trước giờ công bố, thị trường đã không thể đối phó với quy mô của con số và bây giờ chúng ta bước vào giai đoạn “khám phá giá” (price discovery), khi mà thị trường sẽ cố gắng suy nghĩ xem liệu có nên tin Fed rằng lạm phát tăng đột biến chỉ là nhất thời hay không. Một điều mà nó không thay đổi là động lực phục hồi tăng trưởng ở châu Âu, nhưng tiếp tục đặt cược vào nó là rất rủi ro vì không có câu trả lời nào về việc liệu bao giờ đà giảm trên thị trường chứng khoán mới dừng lại, và FX có thể sẽ biến động theo đó. Nhìn chung, trong khi thật khó để ủng hộ việc nắm giữ vị thế Short USD đáng kể, và chắc chắn đối với đồng AUD và NZD, tôi sẽ không ủng hộ short USD. Tuy nhiên, nhìn rộng ra, tôi nghĩ rằng thị trường cuối cùng sẽ có thể “tiêu hóa” dữ liệu này và tiếp tục xu hướng giảm của USD mà chúng ta đã thấy, nhưng chúng ta sẽ cần Fed lên tiếng về vấn đề này. 0.7675/00 và 0.7780/00 trở thành các mức cần theo dõi ở AUD/USD.

JPY – Charlie Cass

Chỉ số CPI của ngày hôm qua làm nóng lên sự quan tâm đến lợi suất của Mỹ và USD/JPY, chắc chắn khiến thị trường khó có thể nghĩ đến lợi suất thấp trong ngắn hạn. Chắc chắn gần đây vị thế thị trường của USD/JPY đã dần tích lũy, nhưng tôi không nghĩ rằng nó đang ở quy mô như trước đây và có vẻ như còn rất nhiều dư địa để bổ sung thêm. Tôi đã thấy lực bán từ các quỹ phòng hộ trong nhịp tăng hôm qua. Chúng tôi đã nhận thấy lực mua XXX/JPY từ các quỹ nội địa kể từ sau tuần lễ vàng, một lần nữa không phải ở quy mô lớn, nhưng điều đó bổ sung vào bức tranh tăng giá cho XXX/JPY. Một sự bứt phá rõ ràng lên trên khu vực 109.50/70 sẽ là một tín hiệu bullish quan trọng cho việc kiểm tra lại mức đỉnh gần đây. Hỗ trợ trong hôm nay nằm ở 109.00.

CHF – Matthew Pheasant

Chỉ số CPI của Mỹ cao hơn dự báo bất ngờ đã chứng kiến sự cắt giảm vị thế Short USD trên thị trường, mặc dù các diễn giả của Fed đã nhanh chóng xuất hiện và trấn an thị trường rằng lạm phát cao chỉ là nhất thời. Mặc dù đây chắc chắn là một cú hích trên con đường đối với quan điểm bearish USD, tôi vẫn nghĩ rằng chúng ta có thể thấy nó tiếp tục suy yếu trừ khi lợi suất TPCP Hoa Kỳ bứt phá mức đỉnh năm nay, điều này cuối cùng sẽ buộc Fed phải hành động. Đối với đồng Franc, tiếp tục buy on dip với EUR/CHF ở vùng hỗ trợ 1.0880/1.09

JP Morgan

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ