Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 02.12.2020: Chờ đợi Buy on dip EUR/USD nhưng đứng ngoài với GBP.

Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 02.12.2020: Chờ đợi Buy on dip EUR/USD nhưng đứng ngoài với GBP.

15:59 02/12/2020

Giữ Long EUR/USD và gia tăng vị thế nếu tỷ giá giảm về 1.2010/20. Giữ Long NZD/USD và Short USD/CAD, hướng tới mức 1.25/26. Đứng ngoài với GBP do các thông tin Brexit nhiễu loạn hiện nay.

EUR – Simon Spearing

Tôi từng nhận định vào tuần trước rằng price action quanh 1.1910/30 chỉ là tín hiệu nhiễu và chỉ là vấn đề thời gian trước khi tỷ giá tăng lên mức 1.20. Hôm qua, đồng tiền chung Châu Âu đã làm được điều đó. Chi nhánh của chúng tôi là bên Short USD trên diện rộng, nhưng thú vị là chúng tôi ghi nhận nhu cầu đáng kể từ quỹ tiền thật thuộc Châu Âu đối với EUR. Sự bùng nổ này là điều chúng tôi luôn quan sát, và sẽ rất quan trọng nếu xu hướng dòng tiền này tiếp tục khi EUR/USD đã ở trên 1.2000. Điều ấn tượng hơn nữa đó là USD bị bán tháo dù các tài sản trái phiếu cũng bị bán ra mạnh mẽ. Lần cuối cùng trái phiếu bị bán tháo là ngày 99/11 vừa rồi, EUR/USD mất kiểm soát và giảm 1%. Vào lúc đó tôi nhận định đà tăng của lợi suất kho bạc Mỹ có thể xem như sự tự tin vào phục hồi kinh hồi kinh tế toàn cầu, và không phải là tín hiệu lãi suất sẽ tăng. Dù thừa nhận lo ngại lớn nhất hiện nay có thể “ám ảnh” hồi phục thương mại chính là lãi suất tăng trở lại, thì đây rõ rằng không phải điều có thể sớm xảy ra, và tôi hoàn toàn tin ông Powell cũng sẽ làm mọi cách để việc này bị trì hoãn. Thông tin cho thấy một nhóm Thượng nghị sĩ đang chuẩn bị cho gói kích thích 908 tỷ USD có thể hỗ trợ tâm lý tích cực của thị trường, dù thông tin thảo luận hay quy mô đều đã biết từ trước.

Thú vị là xu hướng di chuyển của các đồng tiền mới nổi và một số đồng G10 khá hạn chế, đặc biệt là các đồng tiền hàng hóa. Xu hướng tăng lên trên 1.2010 và mức giảm sâu của USD (mà chúng tôi từng nhận định sẽ là xu hướng cho tháng 12) có vẻ đang diễn ra. Nhưng mọi thứ không hề dễ dàng. Nhận xét của Bernier trong buổi sáng phiên Âu rằng “có thể sẽ chẳng có thỏa thuận Brexit nào (no deal Brexit)” đã khiến EUR rồi khỏi mức đỉnh. Chúng tôi cần quan sát chặt chẽ bất kỳ nhận định nào, nhưng vẫn sẽ giữ Long EUR/USD chiến lược và tìm cách Buy on dip khi giá quay về quanh 1.2010/20.

GBP – James Clark

Đồng Bảng Anh vẫn còn nhiều biến động giật nhưng sự suy yếu của USD đã giúp tỷ giá ở trên mốc 1.34 trong một khoảng thời gian, được hỗ trợ bởi một tweet của Times Radio rằng chúng ta hiện đã tiến gần sát đến một thỏa thuận. Điều này hơi gây hiểu lầm vì thực tế là các văn bản pháp lý đã được soạn thảo cùng lúc với các cuộc đàm phán và rằng chúng ta đã tiến gần sát đến một thỏa thuận từ rất lâu rồi. Sau đó, các nguồn tin của cả hai bên đã xác nhận rằng các cuộc đàm phán không thể trở nên căng thẳng hơn nữa và chúng ta thực sự đang ở giai đoạn cuối cùng của quá trình này với thời hạn ngày 10-11/12 sắp tới. Quan điểm chủ đạo của chúng tôi (cùng với nhiều người khác) là một thỏa thuận sẽ đạt được, nhưng sẽ không đủ tích cực đối với đồng Bảng Anh. Các dữ liệu dòng tiền qua chi nhánh của chúng tôi vẫn cho thấy vị thế mua ròng GBP tương đối tương đối cao với các quỹ tiền thật, mặc dù phải nói rằng số vị thế mua ròng GBP của các quỹ phòng hộ đã giảm bớt sau các động thái bán tháo vào cuối tháng 11. Chúng tôi vẫn giữ nguyên triển vọng năm 2021 và đừng ngoài với đồng Bảng Anh, vì có những cặp khác tốt hơn để Short USD. 1.3400/10 hiện chuyển sang hỗ trợ với 1.3310/20 bên dưới (0.8930/40, 0.8860 với EUR/GBP) trong khi mức kháng cự tiếp theo nằm ở mức 1.3450/70 với 1.3515/20 phía trên (0.9000/05, 0.9070 với EUR/GBP).

AUD, NZD, CAD – James Clark

Trong khi EUR là “nhân vật chính diện” trong phiên London hôm qua, dẫn dắt đồng tiền tăng từ mức thấp và phá vỡ kháng cự quan trọng tại 1.2000/10, thì AUD lại như “nhân vật phụ” trước nhịp Sell AUD/NZD và Buy EUR/AUD quét qua thị trường. Có lẽ mối quan hệ bế tắc giữ Trung Quốc và Úc đang tạo áp lực lên AUD, không thể hoàn toàn xác định bên Short AUD là ai bởi hệ thống ghi nhận dòng tiền của chúng tôi không cho thấy rõ. Hệ thống chỉ cho thấy mức độ tích lũy thêm các món Short USD đã bắt đầu từ tháng 11 tới giờ bởi quỹ phòng hộ. Vị thế dần trở lại mức trước bầu cử dù có cảm giác chúng ta đang trong giai đoạn mở thêm vị thế, và khi những bên giao dịch đang rất sẵn sàng khi môi trường giao dịch vĩ mô trong trạng thái tốt nhất từ trước đến giờ (TTCK tăng kỷ lục), tôi kỳ vọng bất cứ mức tăng nào của USD cũng sẽ đón nhận lực Short mạnh mẽ. Trong khi AUD đang chịu thử thách (nhưng vẫn giữ vững hỗ trợ 0.7340), NZD và CAD lại khá tích cực. Tôi cho rằng phần lớn đà tăng của NZD là do vị thế Long AUD/NZD bị dừng lỗ khi tỷ giá giảm dưới 1.05. Tuy nhiên câu chuyện của CAD có vẻ dài hơi hơn, khi thị trường hiện hoàn toàn thoải mái với việc USD/CAD ở dưới ngưỡng 1.30, và xét về mặt cơ bản, CAD sẽ hưởng lợi khi Mỹ tung kích thích tài khóa và phục hồi. Về mặt kỹ thuật, USD/CAD có thể giảm sâu về 1.25/1.26 và 1.30 sẽ là vùng dừng lỗ cho những vị thế Short cặp tỷ giá này.

JPY – Matthew Pheasant

Cặp chéo đồng Yen hưởng lợi nhiều nhất từ tâm lý “risk-on” trong phiên hôm qua (XXX/JPY tăng) mặc dù JPY là một trong những đồng tiền sẽ được ưa chuộng so với USD trong năm 2021. Lợi suất thực tăng cao không phải yếu tố thúc đẩy cho đồng Yen. Chúng tôi ghi nhận đà bán JPY của các quỹ phòng hộ và quỹ tiền thật trong ngày hôm qua, theo sau đó là nhu cầu mua USD/JPY từ quỹ nội địa Nhật vào phiên Á sáng nay. Chúng tôi giữ quan điểm Short USD/JPY, tuy nhiên phải thừa nhận rằng có những cặp USD khác thích hợp hơn để Short dollar Mỹ nhằm tận dụng kịch bản lạm phát tăng trong năm 2021, trừ khi giá trái phiếu chính phủ Mỹ tăng trở lại khiến lợi suất thực giảm sâu hơn. Giữ lượng vị thế Short nhỏ ở thời điểm hiện tại, hôm nay có tin ADP của Mỹ. 104.15/20 là hỗ trợ gần, 103.65/75 ở phía dưới trong khi 104.80/85 tiếp tục là kháng cự gần và 105.15/20 ở phía trên.

CHF – Matthew Pheasant

 

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ