Chiến lược giao dịch FX Trader JP Morgan New York ngày 18.11.2020: Tiếp tục duy trì chiến lược Short USD.

Chiến lược giao dịch FX Trader JP Morgan New York ngày 18.11.2020: Tiếp tục duy trì chiến lược Short USD.

21:06 18/11/2020

Quan điểm của JP Morgan trading desk tại New York

EUR (Scott McMurray)

EUR/USD lại có một phiên giao dịch vô cùng im ắng vào sáng nay, cặp tiền tăng lên 1.1891 từ giá đóng cửa ngày hôm qua tại 1.1860, và sau đó suy yếu xuống 1.1862 do sự hồi phục của lợi suất TPCP Mỹ, đây dường như là mối tương quan dẫn dắt các biến động của USD trong thời gian này. DXY đã tiếp tục giảm xuống thấp hơn, giao dịch tại 92.21 vào sáng nay, ngay bên trên vùng hỗ trợ nhỏ 92.13/18, và vùng hỗ trợ trung hạn 91.74 (mức đáy ngày 1 tháng 9). Trong khi chúng tôi vẫn giữ nguyên quan điểm chủ đạo là bullish với EUR/USD, vẫn có một rủi ro ngắn hạn khi giá cổ phiếu tiếp tục tăng cao có thể dẫn đến sự suy yếu của các cặp chéo EUR/EM (Nhóm tiền tệ các quốc gia mới nổi). Hiện nay tôi vẫn duy trì vị thế long EUR/USD dài hạn, nhưng hoàn toàn không thể xác định được xu hướng giao dịch trong ngày. 

GBP (Robert Palladino)

Tỷ giá GBP/USD chạm đỉnh 1.3298 trong chiều nay với sự tích cực từ tin tức Pháp chấp nhận nhượng bộ về điều khoản đánh bắt cá với Anh. Một thoả thuận đang đến từng chút, từng chút một và thị trường đang định giá tài sản của Anh theo tiến độ của thoả thuận. Câu chuyện hiện tại là thời điểm thoả thuận Brexit được đưa ra cũng sẽ là lúc thị trường “sell the fact” và đồng GBP sẽ nhanh chóng điều chỉnh giảm. Sau đó câu chuyện sẽ trở về tình hình kinh tế tiêu cực và lo ngại về vấn đề thực thi thoả thuận Brexit như thế nào. Lượng lớn vị thế Long GBP được đặt trong vài tuần qua tuy nhiên xu hướng này vẫn có thể tiếp tục cho đến hạn chót 10-11/12. Tôi đang theo dõi sát vùng 1.3300/1.3350 ở GBP/USD và 0.8850/0.8900 với EUR/GBP xem liệu có dấu hiệu đồng GBP yếu đi. Ở thời điểm hiện tại, hãy tập trung vào vị thế Short GBP/USD tại mốc 1.3350 bởi thị trường đã định giá tới 90% kịch bản có thoả thuận Brexit ở mức này.

JPY (Shalin Patel)

USD/JPY đã giao dịch thấp hơn vào sáng nay do tâm lý rủi ro xấu đi sau khi Tokyo báo cáo sự tăng vọt số ca dương tính với COVID-19 (Nikkei giảm hơn 1%). Cặp tiền đã phá vỡ mức hỗ trợ chính tại 104.00 và cuối cùng, chạm mức đáy 103.79. Phiên Mỹ đã mở đầu với tin tức tích cực từ vắc xin Covid-19 của Pfizer (hiệu quả 95% trong báo cáo cuối cùng, tương tự như Moderna). Sau đó USD/JPY tăng lên mức đỉnh 104.10 và mở cửa phiên Mỹ gần 103.90/00. Việc phá vỡ qua mốc 104.00 có khả năng dẫn đến sự gia tăng vị thế short USD của các quỹ đòn bẩy, đây thường được xem là dấu hiệu đáng lo ngại. Tuy nhiên, hiện tại các vị thế short USD/JPY (cũng như các vị thế short USD trên các cặp khác) đang đem lại kết quả khá tốt. Những nhịp hồi phục của USD đều bị hạn chế và lợi suất TPCP của Mỹ tiếp tục giảm. 103.70/80 (mức đáy sáng nay) và 103.20 là các mức hỗ trợ quan trọng. Ở bên trên, 104.60/70 là ngưỡng kháng cự gần nhất, tiếp theo là 104.95/10505. Hiện tại, chúng tôi đang giữ các vị thế short USD/JPY và chờ đợi “sell on rallies”.

CAD (Robert Palladino)

USD/CAD đã tăng nhanh lên 1.3110/20 vào phiên Á nhưng kể từ đó đã suy yếu trở lại mức đáy ngày hôm qua tại 1.3050/70. Biên độ dao động tuần này khá hẹp, những đợt biến động nhỏ dường như đang là yếu tố chính khiến giá dịch chuyển. CAD chắc chắn đã thể hiện kém hơn các đồng tiền hàng hóa khác trong tuần và không thể loại bỏ khả năng tỷ giá sẽ giảm xuống dưới 1.30. Việc cắt giảm vị thế long CAD dường như vẫn đang diễn ra trong cộng đồng các quỹ phòng hộ, các chi nhánh của chúng tôi đã ghi nhận lực bán ròng từ họ trong 5 trên 6 ngày gần đây. Chúng tôi cũng ghi nhận dòng tiền khá nhiễu từ các quỹ tiền thật nhưng vẫn hơi nghiêng về xu hướng bán CAD trong vòng 10 ngày gần đây. Rất khó để xác định xu hướng chính vào thời điểm này và tôi đang tìm kiếm cơ hội giao dịch ngắn hạn trong biên độ với việc chờ mua ở mức 1.30 hoặc bán ở mức 1.3150. Ngày hôm nay sẽ công bố dữ liệu CPI của Canada và một bài phát biểu từ ông Wilkins, thành viên BOC vào tối nay.

AUD (Donal O Cofaigh)

Nhận xét của Thống đốc Lowe kết hợp với thông báo về biện pháp phong tỏa một phần đã kích hoạt đà bán tháo nhẹ vào đầu phiên Á nhưng điều này sau đó đã đảo ngược và chúng ta lại quay về vùng giữa của biên độ tuần. 0.7340/50 vẫn là điểm pivot đóng vai trò là kháng cự quan trọng trong khi mức hỗ trợ gần tại 0.7270, theo sau là mức hỗ trợ quan trọng 0.7220. Dữ liệu thất nghiệp tối nay không có khả năng đẩy tỷ giá di chuyển đột ngột theo bất kỳ hướng nào, khi cặp tiền vẫn có sự tương quan mạnh với hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ, mặc dù lượng người mất việc giảm đi có thể gạt bỏ các biện pháp nới lỏng hơn nữa từ RBA khi họ nhấn mạnh tầm quan trọng của tỷ lệ thất nghiệp. Các chiến lược vẫn như cũ - duy trì các vị thế long và gia tăng vị thế nếu giá giảm, chờ đợi đà tăng đến cuối năm. NZD tiếp tục hoạt động tốt hơn, gây áp lực lên NZD/AUD và đẩy tỷ giá NZD/USD lên mức đỉnh mới tại 0.69. Tôi nghĩ rằng cặp tiền khó có thể vượt qua mức 0.70 khi không còn nhiều tin tức tích cực từ thị trường nội địa và đà tăng đầu tiên lên mức này có thể sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh. Nhưng cuối cùng đồng tiền hàng hóa này vẫn sẽ tăng lên cao hơn. Hãy chờ mua NZD/USD khi tỷ giá giảm xuống 0.68. Chúc may mắn!

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ