Chiến lược giao dịch FX Trader JP Morgan London 21.07.2020: EUR đối mặt với nhịp chỉnh, tái đánh giá lại GBP

Chiến lược giao dịch FX Trader JP Morgan London 21.07.2020: EUR đối mặt với nhịp chỉnh, tái đánh giá lại GBP

15:11 21/07/2020

Chốt lời từng phần với EUR, nhưng nếu phá vỡ 1.15 sẽ cần đánh giá lại chiến lược. Việc GBP tăng mạnh buộc chúng tôi phải suy nghĩ lại. Buy on dịp AUD/NZD tại 1.0650/80 và USD/CAD tại 1.3450/00. Sell on rally USD/JPY tại 108.

EUR – Jeffrey Simmons

Hội nghị thượng đỉnh kéo dài 4 ngày của Châu Âu cuối cùng cũng kết thúc, khi cả hai phía đều đạt được một thỏa thuận chung về Quỹ phục hồi trị giá 750 tỷ EUR, nhưng trong đó khối lượng tiền cứu trợ không hoàn lại thấp hơn 22% mức mà Merkel-Macron đề xuất ban đầu. Phản ứng của đồng EUR ngay khi tin tức đưa ra khá yếu ớt (lập đỉnh tại 1.1470) và nhanh chóng giảm mạnh. Nhìn về cuối tuần trước, thị trường đánh giá nếu thỏa thuận không đạt được tại kỳ họp lần này thì khả năng cao sẽ đi đến đồng thuận trong cuộc họp kế tiếp, nên kết quả này không quá bất ngờ để tạo ra “cú nổ” nào. Những bên giao dịch đòn bẩy đã mua EUR giống chúng tôi trong suốt tháng Bảy rồi, nên vị thế ngắn hạn giờ đây mang tính xem xét, tham khảo hơn là chiến lược như suốt quý II vừa qua. Việc thậm chí không thể “đe dọa” (chứ chưa nói đến xuyên thủng) ngưỡng 1.15 khi sự kiện này xảy ra khiến chúng tôi thấy rằng rủi ro ngắn hạn sẽ là một nhịp chỉnh. Với tâm lý đó, chốt lời một phần trạng thái Long ở quanh 1.144x-6x là điều khôn ngoan lúc này. Chiến lược trung hạn vẫn là xây dựng vị thế EUR, và dữ liệu PMI công bố cuối tuần này sẽ ủng hộ cho nhu cầu mua mở vị thế mới. Vùng mua theo tôi là tại 1.1380/90 và 1.1320/30. Để rõ ràng hơn, chúng tôi vẫn ưu ái với EUR và nếu EUR/USD phá vỡ và đóng cửa trên vùng 1.15 tôi sẽ suy nghĩ lại về quan điểm ngắn hạn của mình, nhưng hiện tại là cơ hội để tái cấu trúc vị thế và tình trạng “hụt hơi” sẽ tạm thời cản bước tăng của EUR. Ngoài trường hợp đóng cửa trên 1.15, nếu xuất hiện nhu cầu tiền mặt cực lớn đối với EUR cũng sẽ khiến tôi đánh giá lại chiến lược của mình, nên tôi sẽ chú ý kỹ dòng tiền của thị trường thời điểm này.

GBP – Karim Mir

Đồng Bảng Anh đã tăng mạnh vào hôm qua và tiếp tục tăng cao hơn trong sáng nay, giúp GBP/USD bứt phá ra khỏi phạm vi gần đây và kéo EUR/GBP giảm trở lại gần 0.90. Lý do cho nhịp biến động này là không rõ ràng; một số người trích dẫn sự lạc quan về vắc-xin, mặc dù thời điểm công bố tin tức vắc-xin Oxford đã không khiến đồng tiền này di chuyển nhiều, và hơn hết tôi thấy nhịp tăng này có vẻ bị dẫn dắt bởi dòng vốn mua bán hơn là bất cứ gì khác. Một sự nới rộng xu hướng tăng giá từ đây sẽ đưa đồng GBP lên trên mức kháng cự kỹ thuật mạnh trên biểu đồ Daily (mức 1.2700) và khiến chúng tôi phải đánh giá lại quan điểm “bearish” của mình. Điều đó, cùng với mức hỗ trợ 0.8940 trên EUR/GBP, hiện là các mức quan trọng để theo dõi.

AUD, NZD, CAD – James Clark

Cuộc họp sáng nay của RBA đã loại trừ khả năng nới lỏng tiền tệ hơn nữa bất chấp tình hình nước này đang rất xấu, nhưng kèm theo đó là tăng quy mô gói kích thích tài khóa (chương trình hỗ trợ việc làm) được công bố, và điều này giúp AUD/NZD thoát khỏi mức 1.0680 và tăng mạnh. Chúng tôi tiếp tục giữ Long cặp này hướng đến mục tiêu 1.0750/00, nhất là khi cuộc họp của RBNZ ngày càng đến gần và thị trường đánh giá lại các kịch bản có thể xảy ra của chương trình mua tài sản nước ngoài. AUD/NZD tăng cao hơn là xu hướng mà những ai giao dịch ngắn hạn đều hướng tới trong thời gian qua, và điều này trở nên rõ ràng hơn nữa sau khi cặp chéo AUD/NZD có lúc từng giảm về dưới 1.06. Chúng tôi sẽ tìm cách Buy on dip nếu giá về lại quanh 1.0650/80.

Tỷ giá USD/CAD quay lại kiểm tra vùng hỗ trợ 1.35 vào lúc đóng cửa phiên London hôm qua, khi USD suy yếu trên diện rộng. Tôi không nghĩ rằng với tình hình hiện nay USD có thể giảm sâu hơn nữa so với CAD, nhất là khi số liệu kinh tế Mỹ không tốt lắm, điều này có thể hủy hoại tâm lý rủi ro thị trường toàn cầu, hoặc có thể trở thành kịch bản chung cho toàn Bắc Mỹ. Dù là kịch bản nào thì tôi không thấy có lý lẽ nào đủ thuyết phục để thấy USD/CAD giảm sâu hơn nữa. Tôi cho rằng nhu cầu sẽ xuất hiện mạnh tại vùng 1.34 và sẽ giao dịch trong biên độ giá 1.3450/00 và 1.3650/00, trong đó ưu tiên chiều Long.

JPY – Charlie Cass

Như đã được dự đoán từ ngày hôm qua, Hội nghị thượng đỉnh EU đã đạt được thỏa thuận cho Quỹ phục hồi và trong khi USD tiếp tục giao dịch ở mức thấp, đồng EUR đã trở thành “nạn nhân” của kiểu price action “mua tin đồn, bán thực tế” (buy the rumour, sell the fact). USD/JPY không di chuyển nhiều và vẫn bị kẹt ở vùng 107. Không có thông tin gì mới chúng tôi đã ghi nhận một số nhu cầu mua USD/JPY từ các quỹ tiền thật trong nước qua chi nhánh Tokyo. Trong khi hoạt động mua bán kém sôi động hơn rất nhiều so với tháng 6, phải nói rằng phần lớn dòng vốn mua bán trong tháng 6 diễn ra bên dưới mức 107, nên vẫn còn phải xem liệu nhu cầu này có tăng trở lại nếu USD/JPY giảm. Chúng tôi khuyến nghị sell on rally với USD/JPY gần 108. Các mức quan trọng của USD/JPY không thay đổi: Hỗ trợ ở 107.00/05, 106.65/70 (122.60, 121.80 đối với EUR/JPY) và kháng cự ở 107.40/45, 107.75/80 (123.30, 124.45/50 đối với EUR/JPY).

CHF – Jeffrey Simmons

CHF vẫn tương đối ít biến động. EUR/CHF chưa thể nới rộng đà tăng trong vài phiên vừa qua mặc dù EU đạt được thỏa thuận về Quỹ cứu trợ, cho thấy xu hướng tăng vào giữa tuần trước có thể sẽ tạm thời bị trì hoãn trong thời gian này. Tôi cảm thấy đà tăng của đồng EUR có thể sắp đối mặt với một sự điều chỉnh ngắn hạn, vì vậy đây là một lý do nữa để thận trọng với EUR/CHF. Trong khi đó USD/CHF vẫn đang giảm, mặc dù không mạnh. Chúng tôi có quan điểm tích cực với CHF nhưng hiện tại không có khuyến nghị mạnh mẽ nào. Sell on rally với USD/CHF ở vùng 0.95 vẫn là lập trường được khuyến khích ở hiện tại.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ