Chiến lược giao dịch FX Trader JP Morgan London 10.07.2020: Risk-off bao trùm thị trường, USD bất ngờ bật tăng.

Chiến lược giao dịch FX Trader JP Morgan London 10.07.2020: Risk-off bao trùm thị trường, USD bất ngờ bật tăng.

15:30 10/07/2020

Sự giằng co trong tâm lý rủi ro thị trường vẫn tiếp diễn nhưng hôm qua, Risk-off đã chiến thắng. Đây là thời cơ để Buy on dip với EUR/USD tại 1.1160/1.12, AUD/USD tại 0.6800, NZD/USD tại 0.6400. Trung lập với CHF và JPY, nhưng hai đồng này có thể tăng mạnh nếu tình hình COVID-19 diễn biến xấu đi.

EUR – Jeffrey Simmons

Sau vài phiên giao dịch với price action đầy tích cực những ngày qua, EUR đã trượt dài trong vòng 24H qua khi mà tâm lý rủi ro dần xấu đi. Đà bán tháo của TTCK vẫn chưa đến mức quá trầm trọng, nhưng rõ ràng tâm lý lo lắng và sợ hãi nhìn chung vẫn hiện diện khi mà số ca nhiễm COVID-19 vẫn ngày một tăng lên. Số ca tử vong và nhập viện tăng vọt ở các điểm nóng của Mỹ có vẻ là yếu tố chính dẫn dắt tâm lý thị trường lúc này. Ngoài ra, tâm lý đóng lệnh cuối tuần, cũng như gia tăng sự cẩn trọng khi mà mùa công bố kết quả kinh doanh Q2 sẽ diễn ra vào tuần sau, và định hướng đi kèm theo sau đó có thể tạo thêm áp lực lên tâm lý thị trường. Dù sự kết hợp các yếu tố sẽ dẫn đến điều gì, thì với price action hiện nay thì có thể thấy tâm lý Risk-on đã hạ nhiệt và chỉ còn ở mức vừa phải. EUR, về cơ bản, thì đang ở đoạn giữa của biên độ giá, và mặc dù chúng tôi hướng đến việc xây dựng vị thế đồng này, thì không chắc một đợt tăng giá sẽ xảy ra, đặc biệt là sau khi EUR/USD rơi khỏi vùng 1.1350 dù đã phá vỡ thành công trước đó. Giữ trạng thái lõi ở mức độ vừa phải và duy trì khả năng Buy on dip khi về quanh 1.12 sẽ là khuyến nghị lúc này của chúng tôi.

GBP – Karim Mir

Đồng Sterling giao dịch không rõ ràng trong sáng nay, vẫn duy trì mức tăng ấn tượng gần đây trước Euro, nhưng giảm trước sự hồi phục của Dollar. Nguyên nhân bởi thị trường đang tỏ ra cảnh giác hơn trước các tin tức tiêu cực liên tục xuất hiện về tình hình đại dịch COVID-19 trước khi nghỉ cuối tuần. Chúng tôi hiện đang duy trì quan điểm trung lập với GBP nhưng cặp GBP/USD có vẻ được giao dịch trong biên độ 1.22-1.28. Do đó việc cặp tiền giảm khá mạnh trong hôm qua không nằm ngoài dự tính. Trong hôm nay, đà tăng của cặp tỷ giá có thể bị chặn bởi lực cung mạnh, vùng giá 1.2620/30 đóng vai trò là mức kháng cự gần nhất vào lúc này.

JPY – Karim Mir

USD/JPY tiếp tục di chuyển trong biên độ hẹp vào phiên London ngày hôm qua. Tuy nhiên, trong sáng nay chúng ta đã chứng kiến một đợt bán tháo đáng kể, lần này là do tâm lý risk-off lan tỏa trên thị trường, đã đẩy cặp tiền này giảm về vùng 106.xx và khiến các cặp chéo JPY giảm. Diễn biến COVID-19 trên toàn thế giới không có vẻ sáng sủa: các biện pháp hạn chế di chuyển ở Úc, các trường hợp lây nhiễm mới cao kỷ lục ở Mỹ và các trường học đóng cửa ở Hồng Kông chỉ là 3 ví dụ về tình hình đáng lo ngại này. Sự thận trọng trước cuối tuần có thể sẽ tiếp diễn và do đó chúng tôi kỳ vọng bất kỳ nhịp tăng nào trên các cặp chéo JPY sẽ không kéo dài trong hôm nay.

AUD, NZD, CAD – James Clark

Tôi đã đúng về việc không nên quá hân hoan khi EUR/USD breakout ngày hôm qua trong bối cảnh AUD/USD và NZD/USD từ chối vùng kháng cự 0.70 và 0.66 và sau đó mất giá gần 1%. Tất nhiên tôi đã sai khi dự đoán tương lai đi xuống của đồng NZD khi phân tích chính sách của NHTW nước này (ít nhất cho đến bây giờ), tuy nhiên tôi vẫn trung thành với quan điểm long AUD/NZD chừng nào cặp tỷ giá này còn ở trên mức 1.0500/30, mặc dù mức độ tự tin của tôi đã bị xói mòn bởi động thái đóng của tại tiểu bang Victoria. Thị trường có vẻ vẫn khá vững vàng khi đối mặt với sự gia tăng của các ca nhiễm tại Mỹ, tuy nhiên sự bùng phát gần đây nhất tại Tokyo và Victoria dường như sẽ khó khăn hơn đôi chút. Bức tranh toàn cảnh bây giờ đó là chúng ta đang dao động trong biên độ đối với tài sản rủi ro và đồng USD, và bởi vì mức độ biến động trong ngày là khá lớn nên khiến cho chúng ta cảm thấy có rất nhiều thứ đang xảy ra, trong khi thực tế thì đó chỉ là những hành động giá “nhiễu”. Trong khi quan điểm bullish đối với tài sản rủi ro vẫn được giữ nguyên, thì tôi cần phải thấy một động thái bật tăng thật dứt khoát để có thể tin tưởng vào lệnh. Thật không may chúng ta đã không thể vượt qua được mức chặn bên trên đối với chứng khoán/bên dưới đối với USD. Giờ đây sẽ là khôn ngoan khi đứng ngoài và tìm kiếm cơ hội để buy on dip đối với tài sản rủi ro, và điều đó có nghĩa là mua lên từ mức 0.6800 đối với AUDUSD, 0.6400 trên NZD/USD và 1.1150/00 ở cặp EUR/USD. Con đường trước mặt đối với CAD đang ít rõ ràng hơn so với các đồng tiền khác bởi tôi đang nghĩ rằng sự bùng phát tại Mỹ phần nào sẽ có ảnh hưởng đến người hàng xóm Canada và trong khi USD đã không hẳn thể hiện quá yếu khi so sánh với thể hiện của thị trường chứng khoán Mỹ, thì đồng Loonie hiển nhiên là có thể.

CHF – Jeffrey Simmons

Đồng Franc tăng đáng kể khi tâm lý risk-off lan rộng. EUR/CHF giảm về gần 1.06, điều này cũng khiến USD/CHF không thể tăng mạnh bất chấp việc USD mạnh lên trên diện rộng. Lo lắng xung quanh sự leo thang của COVID-19 (chủ yếu ở Mỹ) là yếu tố chính thúc đẩy tâm lý risk-off trên thị trường. Nếu tình trạng bất ổn hiện tại vẫn tiếp diễn, có vẻ như EUR/CHF sẽ tiếp tục giảm xuống dưới mức 1.06 trong các phiên tới. Điều này có thể khiến SNB có thêm các động thái can thiệp, mặc dù tôi cảm thấy các động thái can thiệp này sẽ hướng tới việc làm dịu đi đà bán tháo, hơn là ngăn chặn nó. Với việc tâm lý thị trường có vẻ mỏng manh nhưng đồng CHF đã tăng đáng kể trong tuần này, chúng tôi khuyến nghị đứng ngoài ở hiện tại.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ