Chiến lược giao dịch của JP Morgan London ngày 18.05.2020: Duy trì Long USD so với EUR và GBP, chờ đợi thời cơ đối với các đồng khác.

Chiến lược giao dịch của JP Morgan London ngày 18.05.2020: Duy trì Long USD so với EUR và GBP, chờ đợi thời cơ đối với các đồng khác.

15:43 18/05/2020

Bearish với EUR, duy trì quanh vùng giá hiện tại và gia tăng vị thế bán tại 1.0875/1.0900. Bearish với GBP, sell on rallies tại các ngưỡng 1.2150/70, mức 1.20 có thể được re-test vào cuối tuần. Duy trì trạng thái lõi Short JPY, chờ đợi gia tăng trạng thái khi thời cơ đến. Tìm kiếm cơ hội bán AUD/USD trong vùng 0.6500/20 và NZD/USD ở vùng 0.6050/60.

EUR – Jeffrey Simmons

Thị trường chứng khoán là tâm điểm sáng nay, được hỗ trợ bởi cả sự lạc quan xung quanh việc mở cửa trở lại và đảm bảo từ Powell rằng Fed vẫn còn nhiều công cụ để kích thích kinh tế, mặc dù tác động đối với đồng USD vẫn ở mức hạn chế. Sự thiếu tương quan đối với USD đã không còn mới, đặc biệt là trong các thị trường mới nổi. Chúng tôi đã nghiêng về một lập trường tăng giá với USD so với G10, nhưng chúng tôi chỉ ủng hộ các quan điểm ở mức độ trung bình trong giai đoạn này. Các cặp tiền như GBP/USD và NZD/USD đã di chuyển khá xa khỏi mức đỉnh gần đây và việc take profit một phần lợi nhuận trong một môi trường thanh khoản thấp như vậy chắc chắn không phải là không có lý. Đồng Euro vẫn di chuyển chậm chạp, ít biến động. Tôi tin rằng cộng đồng phân tích vĩ mô vẫn đang Short, nhưng price action gợi ý rằng các vị thế trên thị trường là không quá nhiều. Chúng tôi duy trì triển vọng “bearish” với đồng Euro và ủng hộ ít nhất là lập trường Short, nhưng vẫn giao dịch xung quanh vùng giá này và thêm vị thế bán khi giá tăng lên các mức 1.0875/1.0900 vẫn là điều quan trọng nhất. Chỉ khi giá di chuyển qua 1.1015/35 hoặc sự kiện vĩ mô quan trọng xảy ra mới khiến chúng tôi suy nghĩ lại về lập trường trung hạn. Giá rơi xuống dưới mức 1.0720/30 sẽ mở ra nhiều cơ hội giảm giá về mặt kỹ thuật.

GBP – Karim Mir

Căng thẳng đối với đồng Sterling tiếp tục leo thang với triển vọng về lãi suất âm tại Anh. Nhà kinh tế trưởng của BoE, Haldane - vốn là người "khác biệt" với Hội đồng chính sách tiền tệ, có vẻ đã cân nhắc việc triển khai lãi suất âm, mặc dù trước đó ông này không đồng thuận quan điểm này với các thành viên khác trong hội đồng. Ngoài rủi ro về thâm hụt kép (twin deficits) của nước Anh, dường như không có khả năng Brexit được gia hạn thêm và đàm phán với khu vực EU sẽ không có tiến triển gì mới, điều này khiến tỷ giá GBP/USD và EUR/GBP giảm mạnh về mốc 1.2075 và 0.8956 vào phiên Á sáng nay, dù hiện tại, chúng ta đã thấy tỷ giá thoát khỏi mức đáy vào buổi sáng phiên London. Chúng tôi vẫn duy trì quan điểm bearish với Sterling, và Sell on rallies tại các ngưỡng 1.2150/70. Vị thế Short GBP đang gia tăng trên thị trường, nhưng dường như việc GBP/USD xuống ngay ngưỡng 1.20 là khó xảy ra trong hôm nay, tuy vậy do không có một yếu tố nào có thể thay đổi triển vọng về đồng Bảng, nên ngưỡng 1.20 theo đánh giá của chúng tôi sẽ sớm được ‘test’ lại trong tuần này. Tuần lễ bận rộn với các dữ liệu kinh tế sẽ được khởi động từ ngày mai với dữ liệu việc làm vào lúc 7h sáng theo giờ London (14 giờ chiều Việt Nam).

JPY – Charlie Cass

Đồng Yên Nhật mở cửa tuần mới với phiên giao dịch khá trầm lắng khi không có nhiều động thái đáng chú ý vào cuối tuần trước. Phiên điều trần tối nay của Powell có thể phần nào cung cấp thêm quan điểm cân bằng hơn về triển vọng sắp tới, điều mà trước đây ông từng làm; nhưng lần này góc nhìn sẽ được nhấn mạnh hơn khi mà Fed vẫn còn nhiều “hỏa lực” trong tay – điều này đi ngược lại thông điệp mà ông đã phát đi vào thứ Tư tuần rồi. Price action của thị trường chứng khoán tiếp tục tăng mạnh khi nhịp giảm sâu của tuần trước đang dần được phục hồi, mặc dù khi nhìn lại thì chúng ta vẫn chưa đạt được gì đáng kể khi mẫu hình thị trường không thay đổi, trong khi đó chúng tôi vẫn chờ xem điều gì sẽ đến/liệu có đợt sóng lây nhiễm thứ hai hay không, một khi các nước phương Tây mở cửa trở lại. Tôi vẫn thiên về hướng Risk-off giảm mặc dù vào lúc này niềm tin của tôi không lớn, nên chỉ duy trì trạng thái lõi nhỏ Long JPY và chờ đợi gia tăng trạng thái khi thời cơ đến. Chỉ số Falsh PMI hẳn sẽ là tâm điểm của tuần này – các mức hỗ trợ/kháng cự không thay đổi khi 106.70/75 là ngưỡng hỗ trợ mạnh, xa hơn là 106.00/20, trong khi kháng cự gần sẽ là 107.75 và xa hơn là 108.10/20.

AUD, NZD, CAD – James Clark

Cả hai đồng antipodes đều đóng cửa ở mức thấp trong ngày vào thứ Sáu, nhưng sau đó đã đã hồi lại vào sáng nay trong khi thị trường chứng khoán tăng giá. Tuy nhiên, vẫn không có thay đổi trong quan điểm và chúng ta sẽ tiếp tục sell on rallies ở cả 2 cặp này. Tìm kiếm cơ hội bán AUD/USD trong vùng 0.6500/20 và NZD/USD ở vùng 0.6050/60. Quan điểm về CAD cũng vẫn không thay đổi, mặc dù nên theo dõi chặt chẽ giá dầu để tìm kiếm dấu hiệu tái cân bằng trạng thái.

CHF – Jeffrey Simmons

Tỷ giá EUR/CHF tiếp tục duy trì trên mức 1.05. Biên độ giao dịch của ngày đang dần trở nên thu hẹp suốt các tuần qua, ít nhất là đối với tôi, thì điều này khiến cặp chéo trên trở nên thiếu hấp dẫn để giao dịch. Giữ trạng thái Short chờ đợi xu hướng giảm sâu là động thái hợp lý, nhưng điều này yêu cầu người giao dịch phải sẵn sàng bỏ ra số vốn đáng kể (bởi trạng thái phải đủ lớn để bù lại cho biên độ giao dịch quá thấp), nhất là với cặp chéo mà gần như không thay đổi suốt nhiều phiên và không đem đến lợi ích hấp dẫn nào khi carry-trade. Chúng tôi ưu tiên Sell on rally, đặc biệt là khi giá tăng từ vùng 1.05xx lên 1.06, mạc dù phải thừa nhận rằng xu hướng này có vẻ không khả thi trong ngắn hạn. Giá đóng cửa hai tháng vừa qua đều chứng khiến tỷ giá EUR/CHF tăng lên mức 1.06, cho nên chúng ta có thể tháy cơ hội này vào tuần tới, nếu lịch sử lặp lại. Nếu EUR/CHF phá vỡ 1.05. chúng tôi sẽ quan sát kỹ price action và tái đánh giá chiến thuật này (có thể hạ vùng Short xuống thấp). USD/CHF vẫn không có gì đáng kể.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ