'Bức tranh phục hồi lớn vào nửa cuối năm 2021': Biden, Trung Quốc và nền kinh tế toàn cầu

'Bức tranh phục hồi lớn vào nửa cuối năm 2021': Biden, Trung Quốc và nền kinh tế toàn cầu

16:23 30/01/2021

Niềm tin lạc quan về sự bùng nổ của năm 2021 sẽ phụ thuộc vào chi tiêu công lớn và việc triển khai nhanh chóng của Vaccine Covid mới

Bầu không khí u ám đã chào đón Joe Biden khi ông bước ra khỏi lễ nhậm chức tổng thống Mỹ vào một ngày thứ Tư đầy gió ở Washington, nhưng các thị trường tài chính thì lại không lo lắng về điều đó. Tuần qua, Trung Quốc đã công bố các số liệu cho thấy nền kinh tế nước này đã tránh được sự suy thoái vào năm 2020 và chính quyền mới của tổng thống Mỹ hứa hẹn sẽ "hành động lớn" thúc đẩy nền kinh tế.

Ngay cả ở châu Âu, dù vẫn đang ở giữa làn sóng COVID 19 thứ hai đầy nhức nhối, bà Christine Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu, cũng tuyên bố rằng một khi vaccine COVID 19 được sử dụng rộng rãi trên toàn Châu Âu, họ có thể mong đợi sự “phục hồi về nhu cầu khi các biện pháp ngăn chặn được gỡ bỏ và sự bất ổn giảm dần ”.

Kể từ khi ông Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và vaccine được chứng minh là có hiệu quả, thị trường chứng khoán đã "có một cuộc chạy đua đáng kinh ngạc". Chỉ số MSCI tăng 12.2% trong tháng 11, tiếp theo là tăng 4.5% và 3.6% lần lượt trong tháng 12 và tháng 1. Khi ông Biden nói trong hôm thứ Tư rằng đó là “một ngày của lịch sử và hy vọng”, các thị trường chứng khoán đã vượt xa dưới tuyên bố bởi vị tổng thống mới.

Tân tổng thống Biden

Reza Moghadam, cố vấn kinh tế trưởng tại Morgan Stanley, nói rằng "mặc dù có những sự khác biệt về quan điểm quy mô và cách thức phục hồi trở lại vào năm 2021, nhưng tăng trưởng trên toàn thế giới vẫn sẽ mạnh hơn chúng ta nghĩ vì sẽ có một sự phục hồi lớn thứ hai vào nửa cuối năm."

Sự lạc quan tràn trề được xây dựng dựa trên ba nền tảng là y tế, chính trị và chính sách kinh tế toàn cầu, tất cả đều dường như ổn định và có cơ sở vững chắc hơn những gì có thể xảy ra chỉ vài tháng trước.

Nền tảng y tế

Nền tảng quan trọng nhất để nền kinh tế phục hồi là thành công trong việc xử lý đại dịch. Hiệu quả của vaccine chống lại COVID và việc bắt đầu triển khai chúng trên toàn thế giới đã làm lu mờ những lo ngại rằng các nền kinh tế sẽ phải chịu một loạt chu kỳ ngừng hoạt động nghiêm trọng bởi các làn sóng lây nhiễm và đóng cửa nền kinh tế.

Với việc chính quyền Biden tuyên bố sẽ vẫn là thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới và tham gia chương trình tiêm chủng toàn cầu của tổ chức này để ngăn chặn sự lây lan của virus, sự thúc đẩy hợp tác để ngăn chặn dịch bệnh đã gia tăng lên mức lớn nhất kể từ làn sóng thứ hai của dịch bệnh xảy ra với các nền kinh tế lớn ở Bắc bán cầu vào mùa thu năm ngoái. 

Goldman Sachs ước tính rằng ở Mỹ và Anh, nơi việc triển khai vaccine tốt hơn, những tác động tích cực sẽ có thể nhìn thấy được vào quý thứ hai ngay cả trước khi đạt được khả năng miễn dịch hiệu quả cộng đồng.

Các nhà kinh tế Daan Struyven, Sid Bhushan và Dan Milo cho biết: “Việc giảm tỷ lệ nhập viện nhờ vaccine trong thời gian ngắn có khả năng khởi động sự phục hồi tăng trưởng thông qua việc các hạn chế được nới lỏng và cắt giảm những giãn cách xã hội."

Với việc ông Biden cam kết “sẽ khôi phục các liên minh và gắn kết với thế giới một lần nữa”, bối cảnh địa chính trị trước mắt cũng thuận lợi hơn nhiều so với dưới thời cựu tổng thống Donald Trump. Ít ai mong đợi rằng những giải pháp sẽ phát huy tác dụng ngay lập tức về các vấn đề quốc tế gây tranh cãi, và căng thẳng rõ ràng sẽ vẫn còn giữa Mỹ và Trung Quốc về chính sách thương mại xuyên Đại Tây Dương về thuế doanh nghiệp. Nhưng mọi người có thể cảm nhận được sự nhẹ nhõm rằng họ không còn phải theo dõi sát "Twitter" trong trường hợp chính sách của Hoa Kỳ bị đảo ngược đột ngột. Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, đã ca ngợi một “bình minh mới” trong quan hệ.

Vũ Hán nhộn nhịp sau đại dịch

Trong vấn đề chính sách kinh tế, thế giới đã chuyển sang một cách thức thông thường mới là duy trì những kích thích cả về tài khoá lẫn tiền tệ chưa từng có vào năm 2020 cho đến khi các nền kinh tế phục hồi một cách vững chắc, giảm tỷ lệ thất nghiệp và vượt qua các nguy cơ giảm phát. Janet Yellen, ứng cử viên Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, đã nói về một “sự đồng thuận” mới giữa các nhà kinh tế trong phiên điều trần trước Quốc Hội trong tuần này. Mặc dù vẫn thừa nhận sự cần thiết của việc phải lưu ý đến gánh nặng nợ quốc gia, bà nói rằng "với lãi suất ở mức thấp lịch sử, điều thông minh nhất chúng ta có thể làm là hành động táo bạo hơn nữa"

Ông Biden đã đề xuất một gói kích thích trị giá 1.9 nghìn tỷ USD nhằm hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình của Hoa Kỳ trong thời kỳ đại dịch cũng như thúc đẩy sức khỏe và tiêm chủng. Quy mô của nó tương đương với 9% thu nhập quốc dân của Hoa Kỳ - lớn hơn nhiều so với kích thích tài khóa của các nền kinh tế lớn khác cho đến nay.

Erik Nielsen, nhà kinh tế trưởng của UniCredit, cho biết: “Ngay cả khi quy mô gói đó có thể giảm bớt vài phần, nhưng nó vẫn sẽ là rất lớn."

EU cũng đang đi theo một con đường tương tự với quỹ phục hồi trị giá 750 tỷ Euro được thiết kế để xây dựng một nền kinh tế mới, không chỉ hỗ trợ các lĩnh vực đang gặp khó khăn. Trung Quốc cũng đã sử dụng một biện pháp kích thích tài khóa lớn tương tự để đảm bảo rằng nền kinh tế của họ tăng trưởng từ quý II năm ngoái, với việc đầu tư công lớn thay thế cho chi tiêu giảm của người tiêu dùng do các hạn chế cho dịch bệnh nghiêm ngặt vẫn được tiếp tục áp dụng.

Người được đề cử cho Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, Janet Yellen, điều trần trước Quốc hội tuần này

Các ngân hàng trung ương cũng không có lý do nào để gạt đi "lỗ hổng trong chi tiêu" này. Việc phải vật lộn để duy trì hoạt động kinh tế đủ để ngăn lạm phát giảm xuống đáng kể so với mục tiêu lạm phát, các NHTW đã đưa ra các chính sách rõ ràng hoặc ngầm để giữ cho chi phí đi vay ở mức thấp tối đa trong giai đoạn phục hồi. Một số, như Cục Dự trữ Liên bang Fed, đã cam kết duy trì lập trường lỏng về chính sách ngay cả khi lạm phát tăng cao hơn mục tiêu 2% trong thời gian tới.

Khảo sát bối cảnh mới về kích thích tài chính và tiền tệ, các chiến lược gia tại ngân hàng đầu tư UBS ở London đã khuyên khách hàng rằng nên xem xét lại có nên giữ tiền mặt trong danh mục đầu tư của họ hay không. “Bối cảnh lãi suất thấp và các biện pháp kích thích mới khiến việc giá cổ phiếu có vẻ hợp lý hơn và chúng tôi nhận thấy những cơ hội hấp dẫn giữa các công ty, lĩnh vực và thị trường có chu kỳ hơn”.

Một khi cuộc khủng hoảng y tế được kiểm soát tốt hơn và các hạn chế bắt đầu được gỡ bỏ trên toàn cầu, kỳ vọng thị trường tài chính sẽ phục hồi mạnh mẽ và lâu bền hơn nhiều so với sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Các thị trường tài chính ở Mỹ hiện đang đặt cược vào tỷ lệ lạm phát trung bình trong tương lai với thời gian 5 năm là trên 2%, khi mà phần lớn thời gian của năm 2020 báo hiệu sự thiếu hụt nghiêm trọng về nhu cầu và lạm phát thấp hơn mục tiêu.

Tiêm chủng vaccine Covid 19 tại New Jersey - Hoa Kỳ

Những giả định cho kịch bản tốt nhất xảy ra

Với rất nhiều lạc quan rằng thế giới sẽ được xây dựng trở lại tốt hơn, các nhà kinh tế cũng đang xem xét điều gì có thể xảy ra đồng thuận với kịch bản lạc quan này đối với nền kinh tế toàn cầu.

Về y tế, triển vọng lạc quan giả định rằng việc triển khai vaccine Covid-19 sẽ được đẩy nhanh, chúng sẽ đảm bảo rằng mọi người có được khả năng miễn dịch hiệu quả đối với virus và vaccine vẫn có hiệu quả chống lại các biến thể mới của virus. Mỗi kịch bản trong những giả định này có thể quá lạc quan và phụ thuộc vào nhiều giả định khác nhau rằng vaccine đại diện cho một tấm thẻ “ra tù" khi mà giãn cách xã hội và cách ly vẫn còn hiệu lực.

Các giả định khác, với góc nhìn ít lạc quan hơn, về khả năng vaccine ngăn chặn lây nhiễm và ngăn chặn sự lan truyền của virus có thể thay đổi hoàn toàn những cách thức tiên lượng về sức khỏe và kinh tế. Một cuộc kiểm tra các giả định này của một nhóm các chuyên gia dịch tễ học từ Đại học Imperial College, Edinburgh và Warwick đã cảnh báo trong tuần này rằng tiêm chủng "không phải là thuốc chữa bách bệnh" và việc nới lỏng nhanh chóng các hạn chế có nguy cơ tiếp tục làm gia tăng "làn sóng lây nhiễm lớn" với các nhóm chưa được tiêm chủng.

Bên cạnh đó, còn có những mối lo ngại về chính trị mới ở phía trước cho thấy giả định về một sự tái thiết toàn cầu mạnh mẽ có thể còn quá sớm. Tại Hoa Kỳ, kể từ khi thất bại trong cuộc bầu cử, các đảng viên Cộng hòa đã quay trở lại với mong muốn đối với chủ nghĩa bảo thủ về tài khóa, điều đó có thể gây khó dễ cho kế hoạch kích thích kinh tế của ông Biden.

Sự ổn định chính trị trong nước cũng phải đối mặt với những "bài kiểm tra" ở những nơi khác. Ở Ý, chính phủ của Giuseppe Conte đã thông qua một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong tuần này. Ở Đức, nhiều người muốn quay trở lại các chính sách tài khóa chính thống và quay trở lại các chính sách giúp giảm thâm hụt nhanh chóng trên toàn châu lục.

Nhưng đó là trong lĩnh vực kinh tế, nơi mức độ lạc quan hiện tại dường như không phù hợp với thực tế của cuộc khủng hoảng Covid-19. Trung Quốc, quốc gia đã đối phó với đại dịch thành công hơn các nền dân chủ lớn trên thế giới, sẽ vinh danh chiến thắng này như một phần trong lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng Sản vào năm 2021. Mức tăng trưởng hàng năm 6.5% vừa được công bố trong quý 4 năm 2020 sẽ còn tăng cao hơn trong quý 1 năm 2021 khi mức so sánh là mức trung bình của cuộc khủng hoảng Covid-19 năm ngoái.

Dự báo của quỹ tiền tệ quốc tế IMF

Những con số tiêu đề màu hồng này cũng không thể che giấu được những khó khăn tiềm ẩn trong nền kinh tế Trung Quốc, những thứ có khả năng làm suy yếu tính bền vững của quá trình phục hồi trong dài hạn. Với dân số già, mạng lưới an sinh xã hội yếu kém, tiết kiệm trong nước quá mức và việc phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu cũng như việc nhà nước chi tiêu cho cơ sở hạ tầng ở mức "khổng lồ" để phục hồi càng khiến nhu cầu tái cân bằng nền kinh tế của Trung Quốc trở nên phức tạp hơn. Theo George Magnus, cộng sự tại Trung tâm Trung Quốc của trường đại học Oxford: “Tái cân bằng sẽ là vấn đề cần xác định trong thập kỷ tới, nhưng tôi không hiểu tại sao năm 2021 lại không phải là năm bội thu đối với Đảng Cộng Sản so với "cái mà họ kỳ vọng".

Tương tự như vậy, ở hai nền kinh tế lớn của phương Tây là Mỹ và khu vực Eurozone, sự phục hồi vào năm 2021 có thể sẽ diễn ra mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, sự phục hồi này không nên làm chúng ta mù quáng trước những thiệt hại do đại dịch gây ra bởi những "vết sẹo lâu dài" do mất vốn đầu tư tư nhân, phá sản và thậm chí thay đổi cả hành vi trong tiêu dùng khiến một số công việc trong lĩnh vực khách sạn, du lịch và giải trí không còn khả thi và hiệu quả.

IMF dự báo rằng "những vết sẹo" có khả năng khiến nền kinh tế toàn cầu suy giảm 6% vào năm 2025 nếu so với mức kỳ vọng trước đại dịch. Nhưng con số này còn thấp hơn nhiều so với mức 25% mất thu nhập vĩnh viễn vào năm 2025 do IMF dự báo khi tốc độ tăng trưởng thấp hơn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng hầu như những điều này lại "không tương đồng" với tâm lý hưng phấn trên thị trường tài chính.

Bất chấp sự lạc quan của ông Moghadam về năm 2021, ông nói rằng sự bùng nổ mà ông mong đợi "sẽ không đủ để hấp thụ lượng lao động thất nghiệp" và suy nghĩ mong đợi các nền kinh tế quay trở lại con đường trước đại dịch vẫn còn "quá đơn giản".

Catherine Mann, nhà kinh tế trưởng của Citibank, nói rằng đây là một điểm quan trọng và thiên về kịch bản một triển vọng kinh tế tổng thể kém lạc quan hơn. Bà nói: “Có rất ít những bằng chứng ủng hộ cho sự phục hồi thực sự của GDP." Theo bà, đây chỉ là sự quay trở lại xu hướng tăng trưởng trước đó mà không tái tạo được GDP bị mất đi do đại dịch.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Báo cáo biến động Vàng hàng tuần
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Báo cáo biến động Vàng hàng tuần

Giá trị hợp đồng tương lai vàng khi kết thúc phiên giao dịch thấp hơn mức trung bình trong 9 ngày gần nhất theo đường SMA, điều này cho thấy xu hướng giảm giá trong ngắn hạn. Thị trường đóng cửa dưới mức chỉ báo động lực biến đổi giá hàng tuần càng làm xu hướng này trở nên rõ nét hơn. Nhà giao dịch được khuyến nghị rằng nên chốt lời tại mức 2314-2253 USD trong ngắn hạn và chờ tín hiệu thay đổi trong dài hạn.
Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất

Áp lực lạm phát khiến nhiều người nghi ngờ về kế hoạch giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang vào tháng 6. Chỉ số giá tiêu dùng vượt kỳ vọng khi tăng 3,5% trong tháng 3 đã làm dấy lên lo ngại về nền kinh tế. Một số nhà kinh tế đã thay đổi dự đoán về thời gian Fed cắt giảm lãi suất sẽ xảy ra vào tháng 7 và tháng 9.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ