Biên bản cuộc họp FOMC cho thấy mối lo về rủi ro tăng trưởng kinh tế

Biên bản cuộc họp FOMC cho thấy mối lo về rủi ro tăng trưởng kinh tế

12:28 23/02/2023

Biên bản cuộc họp ngày 31/1 - 1/2 của FOMC cho thấy triển vọng đã thay đổi như thế nào chỉ trong vài tuần. Vào thời điểm đó, các quan chức lo ngại về rủi ro tăng trưởng suy giảm và nhận thấy tình hình lạm phát dần trở nên ổn định hơn.

Rõ ràng là FOMC đã nhận ra bản chất nhất thời của giảm phát hàng hóa và họ không lạc quan như các thị trường trong dự báo lạm phát của họ ngay từ đầu. Điều đó có nghĩa là lạm phát gần đây vẫn gia tăng và chúng tôi dự đoán báo cáo PCE của tháng 1, dự kiến công bố vào ngày 24/2, cũng sẽ tăng tốc, chỉ báo này có thể sẽ không khiến các nhà hoạch định chính sách nâng dự báo lãi suất điều hành lên cao như thị trường. Bloomberg ước tính rằng lãi suất sẽ lập đỉnh ở mốc 5.25%, được phản ánh bởi biểu đồ dot plot tháng 12, vẫn là một định hướng chính xác cho quan điểm của Fed.

Quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 2 đã không được hoàn toàn nhất trí trong cuộc họp của FOMC – “một số ít” ủng hộ việc tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản. Phát biểu của các quan chức Fed kể từ cuộc họp đó đã tiết lộ rằng Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard và Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester là hai thành viên không có quyền biểu quyết nhưng đều không ủng hộ mức tăng 25 bps. Tuy nhiên, tất cả các thành viên đều dự đoán mức tăng liên tục trong phạm vi mục tiêu đối với lãi suất quỹ Liên bang. Những điều kiện quyết định mức độ gia tăng trong tương lai sẽ phụ thuộc vào các tác động tích lũy, độ trễ từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ.

Fed đã điều chỉnh giảm triển vọng lạm phát trong ngắn hạn, hạ mức lạm phát tiêu đề và lạm phát PCE cơ bản năm 2023 xuống lần lượt là 2.8% và 3.2%. Để so sánh, SEP tháng 12 dự kiến PCE cơ bản ở mức trung bình 3.5% trong năm nay. Triển vọng lạm phát giảm được thấy rõ tại thời điểm diễn ra cuộc họp nhưng sau đó đã đảo ngược, khiến các thành viên của FOMC coi rủi ro lạm phát là “cân bằng” hơn giữa tăng và giảm. Đáng chú ý, “một số ít” quan chức không tỏ ra lo ngại với dự báo lạm phát cơ bản sẽ tăng. Điều đó nói lên rằng, FOMC muốn thấy “nhiều bằng chứng rõ ràng hơn” về việc lạm phát đã thật sự hạ nhiệt trước khi nới lỏng các điều kiện tài chính.

Mặt khác, xuất hiện nhiều lo ngại về rủi ro suy giảm tăng trưởng, hoàn toàn trái ngược với triển vọng hiện tại khi mà thị trường đang dự đoán về sự tăng tốc trở lại trong hoạt động kinh tế. Từ “suy thoái” được nhắc đến bốn lần trong biên bản, so với ba lần tại cuộc họp tháng 12/2022 và chỉ một lần vào tháng 11/2022. Một số thành viên FOMC lưu ý rằng khả năng xảy ra suy thoái vào năm 2023 vẫn còn cao, họ coi suy thoái năm nay là yếu tố cơ sở. và cho biết đà tăng trưởng bị chậm lại vào cuối năm 2022.

Một vài quan chức coi dữ liệu kinh tế là dấu hiệu báo hiệu nhiều khả năng tăng trưởng kinh tế bị suy giảm, họ nhận thấy tốc độ tăng trưởng chậm lại “rõ rệt” trong năm nay. Nhìn chung, FOMC đã nhận thấy những rủi ro đối với triển vọng kinh tế đang trở nên rõ ràng hơn so với đánh giá trước đó. Biên bản còn chứng minh rằng: Ít nhất là vài tuần trước, FOMC đã nhận thấy nhiều rủi ro tăng trưởng suy giảm hơn còn lạm phát đã ổn định hơn. Tuy nhiên, họ vẫn cảnh giác về áp lực giá cả. Nếu thị trường lao động cho thấy về sự nóng lên và PCE cơ bản vượt dự báo 3.5% của SEP tháng 12, khả năng cao Fed sẽ phải tăng lãi suất trên mức đỉnh dự báo ban đầu là 5.25%.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Hoạt động kinh doanh khu vực Eurozone bứt phá nhờ dịch vụ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Hoạt động kinh doanh khu vực Eurozone bứt phá nhờ dịch vụ

Hoạt động kinh doanh nói chung ở khu vực Eurozone đã mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong gần một năm vào tháng này do sự phục hồi mạnh mẽ của ngành dịch vụ - lĩnh vực thống trị của khu vực, bù đắp cho sự suy thoái sâu hơn trong lĩnh vực sản xuất.
Chuyên gia JPMorgan cảnh báo: Thị trường chứng khoán Mỹ vẫn chưa hết rủi ro
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Chuyên gia JPMorgan cảnh báo: Thị trường chứng khoán Mỹ vẫn chưa hết rủi ro

''Cú hớ'' của thị trường chứng khoán Mỹ trong ba tuần qua chỉ là khởi đầu của một đợt bán tháo có khả năng sẽ trầm trọng hơn cùng với các rủi ro vĩ mô gia tăng, bao gồm lợi suất trái phiếu chính phủ tăng, đồng USD mạnh và giá dầu cao, theo trưởng nhóm chuyên gia chiến lược thị trường Marko Kolanovic của JPMorgan Chase.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ