AUD/CHF – Chìa khóa nằm ở Trung Quốc

AUD/CHF – Chìa khóa nằm ở Trung Quốc

Nam Anh

Nam Anh

Senior Economic Analyst

00:13 09/07/2020

Khi những tác động ban đầu của cuộc khủng hoảng coronavirus dường như đã qua đi, các nhà giao dịch chuyển sự chú ý sang những động lực dài hạn quyết định xu hướng của AUD/CHF, trong đó yếu tố nổi trội chính là tình trạng tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quôc

  • Khi những tác động ban đầu của cuộc khủng hoảng coronavirus dường như đã qua đi, các nhà giao dịch chuyển sự chú ý sang những động lực dài hạn quyết định xu hướng của AUD/CHF, trong đó yếu tố nổi trội chính là tình trạng tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quôc
  • Đối với cặp AUD/CHF, đồng đô la Úc đóng vai trò quan trọng hơn trong việc xác định xu hướng, do bản chất nền kinh tế Thụy Sĩ vẫn luôn được duy trì 1 cách ổn định.
  • Các gói kích thích mới ở Trung Quốc và Úc có lẽ là không đủ để thúc đẩy cặp tiền này. Các nhà đầu tư hiện đang dõi theo các dữ liệu từ Trung Quốc về các trường hợp nhiễm coronavirus mới, cũng như về số lượng các đơn đặt hàng xuất khẩu.
  • Tại thời điểm hiện tại, cá nhân tôi đã chờ đợi một tín hiệu xác nhận rằng xu hướng tăng của AUDCHF đã kết thúc.

Cặp AUD/CHF và NZD/CHF có xu hướng biến động mạnh hơn so với USD/CHF hay EUR/CHF, do ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) luôn khá quyết liệt trong việc duy trì 1 đồng CHF ổn định so với USD và EUR, thông qua các hoạt động mua USD và EUR. Trong khí đó,  SNB lại khá thoải mái trong việc cho phép CHF biến động tự do đối với AUD hay NZD.

CHF từ lâu vẫn được nhìn nhận như một tài sản trú ẩn, tương tự như USD và JPY. Tuy nhiên, việc CHF tăng giá quá mạnh so với USD hay EUR lại gây ra những lo ngại lớn cho ngân hàng trung ương Thụy Sỹ. Một đồng nội tệ mạnh là điều một đất nước theo định hướng xuất khẩu như Thụy Sỹ không hề mong muốn, do đó SNB thường xuyên can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm duy trì đồng CHF ở mức ổn định. Bạn có thể đọc nhiều tuyên bố chính thức về vấn đề này, bao gồm bài báo gần đây nhất của Viện kinh tế Thụy Sĩ (KOF), một lần nữa khẳng định rằng "đồng Franc ổn định là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi". Những can thiệp như vậy đã khiến Thụy Sỹ lọt vào tầm ngắm của Bộ Tài chính Hoa Kỳ và bị liệt vào danh sách theo dõi thao túng tiền tệ. Tuy nhiên, thực tế danh sách này cũng chẳng phải điều gì quá nghiêm trọng. Đây cũng không phải là lần đầu tiên Mỹ đưa Thụy Sĩ vào danh sách này, điều tương tự đã xảy ra vào năm 2018. Thụy Sĩ cũng được loại bỏ khỏi danh sách này 1 năm sau đó. Ngoài ra, Đức cũng nằm trong danh sách theo dõi các quốc gia có dấu hiệu thao túng tiền tệ vào năm 2018 và vẫn ở đó cho đến nay mà không có bất cứ hậu quả nghiêm trọng nào.

Có thể thấy việc SNB can thiệp vào thị trường nhằm kiềm chế sức mạnh của đồng Franc Thụy Sỹ vẫn luôn nằm trong kỳ vọng của thị trường và hiển nhiên sẽ chẳng mấy quan trọng đối với cặp AUDCHF. Tôi coi đồng đô la Úc là một động lực quan trọng hơn trong cặp này so với đồng Franc Thụy Sĩ, và dưới đây là lý do tại sao.

Thụy Sĩ: viễn cảnh về sự hồi phục hình chữ V

Nền kinh tế của Thụy Sĩ đang hoạt động tương đối tốt hậu cuộc khủng hoảng Covid-19 so với các quốc gia khác. Điều này được thừa nhận bởi cả Viện kinh tế Thụy Sĩ (KOF) cũng như các nhà kinh tế học độc lập khác. Một báo cáo gần đây của KOF thậm chí còn nói về "sự phục hồi tương đối nhanh ở Thụy Sĩ". Trong khi đó, một đánh giá về lợi thế của Thụy Sĩ trong cuộc chiến chống COVID-19, do Deloitte thực hiện, nhấn mạnh rằng "việc số hóa nền kinh tế, cùng với khả năng làm việc tại nhà của 1 lượng lớn người lao động, đang giúp giảm thiểu thiệt hại kinh tế từ đại dịch". Đúng là nền kinh tế của Thụy Sỹ cũng được định hướng xuất khẩu như ở Úc, tuy nhiên khoảng 54% xuất khẩu và 72% nhập khẩu đều liên quan tới khu vực EU, đồng nghĩa với 1 chuỗi cung ứng an toàn và linh hoạt hơn hơn. Bên cạnh đó, xuất khẩu của Thụy Sĩ cũng rất đa dạng, với các cụm công nghiệp khác nhau như dược phẩm, cụm công nghệ sinh học và y tế, máy móc, công nghiệp điện và kim loại,  fintech và CNTT, tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc giảm sự phụ thuộc nguồn thu vào 1 ngành nghề cụ thể.

Ngược lại, hiệu suất của nền kinh tế Úc gắn liền với tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc. Việc chính phủ Úc đặt cược vào Trung Quốc từ vài thập kỷ trước khiến việc Úc điều chỉnh sự phụ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này là vô cùng tốn kém và khó khăn.

Thực tế, trong vài năm gần đây, đồng đô la Úc biến động vô cùng chặt chẽ với hiệu suất của nền kinh tế Trung Quốc. Đó là lý do tại sao khi chúng ta nói về đồng Aussie, chúng ta không thể bỏ qua Trung Quốc.

Liệu nền kinh tế Trung Quốc có còn sức cho 1 cú nhảy vọt tiếp theo?

Kể từ giai đoạn tháng 4, tháng 5 năm 2019, căng thẳng thương mại gia tăng với Mỹ khiến các dữ liệu kinh tế Trung Quốc ngày một xấu hơn, kéo theo 1 sự sụt giảm của AUD. Vào mùa hè năm 2019, việc nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc đã trở thành hiện thực. Ngay cả khi cuộc khủng hoảng Covid-19 không xảy ra, các nhà kinh tế học cũng đã đưa ra dự báo rằng vào năm 2020, nền kinh tế Trung Quốc có thể sẽ gặp nhiều vấn đề hơn nữa.

Quay trở lại năm 2019, khi Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng 6.1%, mọi người đều đã nói về 1 sự giảm tốc của nền kinh tế. Những lập luận tương tự đã xuất hiện vào năm 2013. Trên thực tế, họ bắt đầu nói về tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn kể từ năm 2012, cho rằng nền kinh tế đang dần bước sang giai đoạn trưởng thành (mature economy).

Bây giờ, các doanh nghiệp [..] đang buộc phải điều chỉnh theo thực tế rằng nền kinh tế Trung Quốc đang dần trưởng thành và mức tăng trưởng hai con số là một điều của quá khứ.”, theo The Globe and Mail, 20 tháng 4 năm 2013.  

Nếu bạn đọc các tài liệu nghiên cứu của Hoa Kỳ về vấn đề này, ví dụ như báo cáo tháng 6 năm 2019 từ Dịch vụ Nghiên cứu của Quốc hội, bạn cũng thấy lý do này là nguyên nhân chính của sự giảm tốc trong tăng trưởng: "Khi nền kinh tế Trung Quốc đã trưởng thành, tăng trưởng GDP thực của nước này đã chậm lại đáng kể, từ 14.2% năm 2007 xuống còn 6.6% vào năm 2018 và mức tăng trưởng đó được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo sẽ giảm xuống 5.5% vào năm 2024".

Giai đoạn hái quả của nền kinh tế Trung Quốc đã kết thúc. Kể từ năm 2012, chúng ta đã chứng kiến ​​tốc độ tăng trưởng GDP liên tục giảm dần ở Trung Quốc, không có gì giống với mức tăng trưởng thần tốc trong thập kỷ trước. Thật vậy, chúng ta nên sẵn sàng cho 1 trạng thái "bình thường mới", khi nền kinh tế Trung Quốc trở nên giống như một quốc gia phát triển, tất nhiên trên giả định họ dịch chuyển trọng tâm sang phát triển đổi mới khoa học công nghệ.

Vào năm 2012-13, khi Trung Quốc ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm lần đầu tiên giảm xuống dưới mức tâm lý quan trọng 8%, nó đã gây ra những sự điều chỉnh mạnh mẽ trên thị trường ngoại hối, đặc biệt là đối với đồng đô la Úc. Khi dại dịch kết thúc, tôi không mong đợi Trung Quốc trở lại với mức tăng trưởng 6% hàng năm. Tôi e rằng nền kinh tế của họ có thể một lần nữa cho thấy nó đang trưởng thành và bắt đầu ghi nhận các con số tăng trưởng 4%. Do đó, trong một năm tới, không loại trừ khả năng người Úc có thể sẽ lại phải đối mặt với tình trạng tương tự như năm 2013.

Quay trở lại những biện pháp chính phủ Trung Quốc đưa ra nhằm đối chọi với đại dịch, thông qua các gói kích thích kinh tế, có thể thấy rõ 1 sự quay ngược trở lại quá khứ. Sự trở lại với các ngành công nghiệp bẩn như nhà máy nhiệt điện than làm động lực tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc về mặt lý thuyết sẽ có lợi cho các nhà xuất khẩu nguyên liệu thô của Úc. Nhưng liệu Trung Quốc có thật sự cần những nhà máy điện mới, khi hiện nay các nhà máy nhiệt điện của họ đang dư thừa công suất lên tới 400 GW. Như một báo cáo gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch, "sự hồi sinh trong phát triển nhà máy nhiệt điện than được thúc đẩy bởi một loạt các khuyến khích sai lầm, không xuất phát từ những nhu cầu gia tăng thực tế về công suất phát điện". Điều này cũng đúng với hệ thống đường bộ và đường sắt cao tốc. Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, nhưng họ chú ý quá nhiều đến quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, bỏ qua các động lực tăng trưởng quan trọng khác. Tóm lại, đây vẫn là một mô hình "hãy làm gì đó" nổi tiếng của người Trung Quốc, khi tốc độ tăng trưởng được coi trọng hơn chất lượng của nó. Nhưng việc đặt cược vào các ngành công nghiệp truyền thống sẽ chỉ được đền đáp với điều kiện Trung Quốc sẽ nhận được đơn đặt hàng mới từ nước ngoài. Nếu không, nó cũng chẳng có nghĩa lý gì.

Vì vậy, với gói kích thích kinh tế lần này, người Trung Quốc sẽ khó lòng có thể thuyết phục thế giới rằng họ có thể tạo ra 1 cú nhảy vọt cho nền kinh tế một lần nữa. Các nhà đầu tư đã phản ứng ra sao với gói kích thích tập trung vào cơ sở hạ tầng này? Kể từ ngày 22 tháng 5, khi Trung Quốc công bố chương trình kích thích trị giá 500 tỷ đô la, đồng đô la Úc đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền chính khác, nhưng đợt tăng giá này chỉ kéo dài trong ngắn hạn, nhanh chóng bị chặn lại vào ngày 10 tháng 6, và hiện nay, nó gần như đang đi ngang. Nhân tiện, nếu chúng ta quan sát trải nghiệm của Hoa Kỳ với hệ thống xa lộ Liên bang, chúng ta có thể thấy rằng nó đã tạo động lực cho một loạt các lĩnh vực khác. Nó đã thúc đẩy nền kinh tế “ven đường”, bao gồm hệ thống các nhà nghỉ, các quán ăn nhanh như McDonald, trung tâm mua sắm ở ngoại ô, góp phần tạo ra những nét độc đáo riêng, đem lại cho người dân những chuyến đi thú vị. Trong khi đó, ở Trung Quốc, một cơ sở hạ tầng mới phục vụ chủ yếu giúp tạo ra những việc làm, đơn đặt hàng mới cho ngành xây dựng, mà không tạo ra hiệu ứng lan tỏa trên các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Chúng tôi chỉ đơn giản thấy sự gia tăng trong kết nối giữa các vùng lãnh thổ. Trên cơ sở quan điểm này, Trung Quốc liên tục cần các đơn đặt hàng xây dựng mới mới chỉ để giữ tốc độ tăng trưởng GDP trong một phạm vi thoải mái. Những công trình xây dựng cơ sở hạ tầng được hoàn thiện như những con robot, nhưng chẳng thể tạo ra 1 sự tăng trưởng trên quy mô toàn nền kinh tế. Tôi cho rằng tác động của việc chi tiêu cơ sở hạ tầng trong nước của Trung Quốc đã đạt tới điểm bão hòa.  

Tại thời điểm hiện tại, Trung Quốc vẫn đang chờ đợi các nền kinh tế toàn cầu mở cửa trở lại để có thể đưa năng lực xuất khẩu trở lại mức tối đa. Đồng thời, họ cũng đang cố gắng thương lượng những điều khoản thuận lợi hơn trong cuộc xung đột thương mại với Mỹ. Trung Quốc vẫn đươc nhận định là có những ưu thế vượt trội so với các quốc gia khác trong việc chống chọi với đại dịch, khi họ đã trải qua giai đoạn đỉnh dịch sớm hơn tới 3 tháng so với phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, kể từ tháng 7 năm 2020, chúng tôi không có bất kỳ thông tin đáng tin cậy nào từ chính quyền Trung Quốc về những gì đang thật sư diễn ra. Chúng ta có thể sự xuất hiện của 1 số điểm nóng virus mới hay các biện pháp giới nghiêm tại 1 số địa phương, tuy nhiên trên các kênh truyền thông chính thức, chính phủ Trung Quốc vẫn tuyên bố mọi thứ vẫn ổn. Mới đây nhất, Cục Thống kê Quốc gia đã công bố dữ liệu PMI chính thức, cho thấy 1 mức tăng khiêm tốn trong tháng. Dữ liệu PMI độc lập từ Caixin / Markit cũng đã chứng minh thực tế này. Tuy nhiên, theo tôi, những mức tăng này cũng chẳng phải 1 điều gì tích cực 1 cách bất ngờ, mà đơn thuần chỉ là 1 phản ứng tâm lý dễ hiểu. Thương mại toàn cầu đã bị đóng băng trong suốt thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 2020. Do đó, cũng hoàn toàn logic khi mong đợi một sự gia tăng các đơn đặt hàng mới sau khi các đợt cách ly xã hội tại nhiều quốc gia kết thúc và các nền kinh tế được mở cửa trở lại.

Nền kinh tế Úc khó có thể chống chọi với những khó khăn mới

Việc áp dụng gói kích thích tập trung vào cơ sở hạ tầng mới ở Trung Quốc là không đủ để đưa Aussie lên cao hơn. Các nhà giao dịch cần những xác nhận rõ ràng làn sóng COVID-19 thứ hai sẽ không xảy ra. Bằng không, việc giá cả các loại hàng hóa gia tăng, hay thậm chí các thống kê tích cực về số ca lây nhiễm COVID-19 ở Úc cũng khó lòng dập tan những lo lắng của thị trường.

Tính tới thời điểm hiện tại, Úc mới chỉ ghi nhận 8,000 ca nhiễm Covid-19 và 100 trường hợp tử vong, đồng thời cũng không phát sinh bất cứ 1 điểm nóng dịch bệnh nào. Do đó, cũng không thể khẳng định liệu hệ thống y tế quốc gia của Úc có thể đương đầu với những sự bùng nổ trong số ca nhiễm, như những gì đã được chứng kiến ở Ý và Tây Ban Nha hay không. Cá nhân tôi khá nghi ngờ rằng họ đủ khả năng chống lại sự bùng phát virus trên diện rộng. Trong bài viết gần đây của tôi về triển vọng phục hồi kinh tế hình chữ V, tôi đã nói rằng nền kinh tế Úc có bản chất giống 1 vận động viên chạy nước rút, họ có thể bứt phá tuyệt vời trong phần đầu của năm, nhưng không thể vượt qua những khó khăn dài hạn hơn, như 1 đợt đóng cửa kinh tế lần thứ 2.

Thêm vào đó, trên góc độ tâm lý, sẽ là 1 giai đoạn cực kỳ khó khăn đối với người dân Úc, bởi lần gần nhất họ đối mặt với 1 đợt suy thoái đã là từ năm 1991. Ngay cả trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, họ vẫn cảm thấy an tâm hơn bây giờ rất nhiều. Và khi tác động từ suy thoái kinh tế này bắt đầu lan rộng ra toàn bộ nền kinh tế, sẽ là 1 trải nghiệm vô cùng đau đớn đối với họ.

Ngoài ra, trên góc độ phân tích kỹ thuật, mặc cho việc đang tăng khá tốt trong thời gian gần đây, AUD thực chất mới đang trở về vùng giá hồi quý 4 2020, trong biên độ 0.65-0.69, và hiện đang đối mặt với lực cản khá mạnh tại vùng giá 0.69. Để có thể thể bứt phá khỏi vùng giá này, Úc cần sự xuất hiện của một môi trường ưa chuộng rủi ro rõ ràng cùng với sự phục hồi kinh tế nhanh chóng ở Trung Quốc. Tôi cho rằng, chỉ trong trường hợp này, Aussie mới có thể tăng giá. Nếu điều này không xảy ra, tôi nghiêng về rủi ro giảm giá đối với đồng dollar Úc, đặc biệt khi so với đồng Franc Thụy Sĩ vô cùng ổn định. 1 điểm cũng khá đáng lưu ý ở đấy chính là sự mất giá của AUD sẽ giúp ích rất nhiều cho 1 quốc gia xuất khẩu như Úc và chắc hẳn sẽ được hưởng ứng nhiệt liệt bởi ngân hàng trung ương.

Kết luận

Tôi cho rằng, đến giữa tháng 9 năm 2020, chúng ta sẽ có thể trả lời liệu nỗi sợ đại dịch đã tan biến hay chưa. Và bắt đầu từ thời điểm này, tôi mong đợi sự biến động giá lớn đối với AUDCHF. Nếu bất kỳ sự kiện thiên nga đen tiêu cực nào tiếp tục diễn ra ở Trung Quốc trong năm nay, nó cũng sẽ gây ra sự tháo chạy tới các tài sản trú ẩn như giai đoạn tháng 1-tháng 3 vừa qua.

Ngay bây giờ, nếu nhìn vào đồ thị ngày của giá AUDCHF, chúng ta nên chờ xác nhận rằng xu hướng tăng bắt đầu từ ngày 19 tháng 3 năm 2020 đã kết thúc vào ngày 5 tháng 6 năm 2020. Bạn thấy ở đây, kể từ ngày 19 tháng 3, cặp tiền này đã liên tục tạo các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước cũng như đáy sau cao hơn đáy trước. Nếu điều này thay đổi thành các mức đỉnh và đáy sau thấp hơn đỉnh và đáy trước trên khung thời gian hàng ngày, tôi khuyên bạn nên mở các lệnh bán.

Đồ thị AUDCHF

Tôi khuyên các bạn nên bám sát các diễn biến sau:

  • Các trường hợp nhiễm COVID-19 mới ở Trung Quốc, Úc và Thụy Sĩ
  • Các tiến triển trong quá trình phát triển vắc-xin COVID-19
  • Xác suất tiến hóa của virus (COVID-20 hoặc đại loại như thế)
  • Các diễn biến mới trong thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung

Bất kỳ diễn biến bất lợi nào của các chủ đề kể trên sẽ xác nhận xu hướng đi xuống của AUDCHF.

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Nhận định của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử trong tuần vừa qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhận định của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử trong tuần vừa qua

Tuần trước, Bitcoin cùng với các tài sản rủi ro khác đều ghi hận mức giảm trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang. Tuy nhiên, nó đã lấy lại được vị thế vào đầu ngày thứ hai sau khi Hồng Kông phê duyệt các quỹ ETF BTC và ETH giao ngay. Trong một tin tức khác, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ đã đưa ra thông báo điều tra đối với Uniswap Labs và MarginFi đã phải hứng chịu dòng tiền hơn 200 triệu USD chảy ra khỏi giao thức khi người sáng lập của nó rời đi. Tuần này chúng tôi sẽ nói về cuộc chiến phí giao dịch ở Hàn Quốc, phản ứng của thị trường trước thông báo điều tra đối với Uniswap Labs, sự thống trị ngày càng gia tăng của Coinbase và mối tương quan giữa BTC và USD.
Nhận định triển vọng lãi suất của ECB
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhận định triển vọng lãi suất của ECB

CPI tháng 3 của Hoa Kỳ đã ghi nhận ở mức cao hơn dự kiến và đẩy lùi những kỳ vọng về các đợt cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong năm 2024. Trong bối cảnh đó, chủ tịch của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde khẳng định rằng ECB sẽ đưa ra những quyết định lãi suất không phụ thuộc vào Fed và đưa ra những tín hiệu cắt giảm lãi suất. Bài viết sẽ giải thích những lý do khiến thị trường tin rằng ECB sẽ ha lãi suất trước Fed.
Nhật Bản tham dự CLB tăng lãi suất muộn màng khi mà bữa tiệc cắt giảm lãi suất sắp bắt đầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhật Bản tham dự CLB tăng lãi suất muộn màng khi mà bữa tiệc cắt giảm lãi suất sắp bắt đầu

Vào ngày 18/3, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã chấm dứt tình trạng lãi suất âm kéo dài suốt 8 năm bằng cách tăng lãi suất đi vay lần đầu tiên sau 17 năm. Tuy nhiên, trái với nhiều người kỳ vọng, đồng yên tiếp tục suy yếu trong khi chỉ số Nikkei 225 tăng điểm. Bài viết dưới đây sẽ giải thích lý do cho điều này.
Góc nhìn chuyên sâu của Bloomberg về lạm phát của Hoa Kỳ
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Góc nhìn chuyên sâu của Bloomberg về lạm phát của Hoa Kỳ

Dữ liệu lạm phát tháng 3 của Hoa Kỳ đã được công bố vào ngày 10/4 vừa qua và một lần nữa lại nóng hơn dự kiến. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp góc nhìn của John Authers, chuyên gia của Bloomberg về tình hình lạm phát của Hoa Kỳ cũng như các kỳ vọng cắt giảm lãi suất
Lạm phát đang trở thành cơn ác mộng chính trị đối với Fed
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Lạm phát đang trở thành cơn ác mộng chính trị đối với Fed

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngày càng phải đối mặt thêm với những vấn đề liên quan đến lạm phát. Dữ liệu lạm phát lại tiếp tục gia tăng và thị trường thị trường đang dự đoán rằng ngân hàng trung ương sẽ không cắt giảm lãi suất ít nhất là cho đến giữa tháng 9. Đây cũng là thời điểm mà các nhà hoạch định chính sách gặp nhau lần cuối trước cuộc tổng tuyển cử giữa Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump diễn ra vào ngày 5/11. Vì vậy, liệu các nhà hoạch định chính sách sẽ chọn điều tốt nhất cho danh tiếng của họ hay cho nền kinh tế?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ